Nhà triết học Baltasar Gracián nói: “Thứ mà một người thông minh nhận lại được từ kẻ thù còn nhiều hơn thứ mà một tên ngốc học được từ bạn của mình.” Đối thủ cạnh tranh không chỉ là bức tường chắn trước mặt chúng ta, mà họ còn là một tấm gương, cho phép chúng ta soi lại bản thân và phát triển nhanh chóng hơn.
Nếu bạn cứ giữ cái trạng thái làm theo người khác, bản thân sẽ rất dễ mất đi chính kiến, tư duy. Nói như vậy không phải để khuyên mọi người không kết bạn, mà là để bạn biết rằng, nhất định phải có cho mình tư duy và mục tiêu phấn đấu riêng. Nếu cứ chỉ biết nhìn theo người khác, bạn sẽ chỉ ngày một lạc hướng trên con đường của mình mà thôi.
“Tự nhìn nhận” cũng là sự giáo dục bắt nguồn từ nội tâm của một người, và đó cũng là một cách lý tưởng để giúp họ ngày một trưởng thành. Đó cũng khi là lý do người ta thường nói: Trưởng thành, chín chắn thật sự là khi thấm nhuần tư tưởng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Sống kỷ luật không phải là gò bó trong khuôn khổ chật hẹp, mà là đi một giới hạn, chuẩn mực nhất định. Không làm phiền đến ai, mà cũng không làm hại chính mình. Chỉ đơn giản ở việc rèn luyện ngủ sớm dậy sớm, ngưng thức khuya lướt điện thoại cũng là một thói quen kỷ luật giúp cuộc sống ngày một chất lượng hơn.
Có người nói: “Đời người là không ngừng thuyết phục và đồng hành với chính mình”. Phải hiểu rằng, trên thế giới này không có người hoàn hảo, đương nhiên cũng chẳng có cuộc đời vẹn nguyên. Sự mỹ mãn trọn vẹn ở đây, hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và sự hài lòng của mỗi người.
Khí chất phải được kết hợp từ nội tâm và vẻ ngoài. Một người có khí chất không thể nào ăn mặc khiến ai nhìn vào cũng chướng mắt, cũng không thể nào khoác lên mình bộ đồ chỉn chu lộng lẫy mà bên trong lại xấu xí muôn phần
Nếu như một người lương thiện, thì thế giới của anh ta cũng sẽ lương thiện; một người độc ác, thì thế giới của anh ta cũng chẳng thể bình yên. Cải biến thế giới có lẽ rất khó, nhưng cải biến chính mình lại tương đối dễ dàng. Cầu người chi bằng cầu mình, cải biến thế giới chi bằng cải biến chính mình.
Hãy thay đổi thói quen đọc về cuộc sống như mơ của người khác. Hãy quên đi việc họ sống như thế nào mà tập trung vào việc chúng ta đang sống như thế nào.
Mỗi người chúng ta đều phức tạp đến mức khó ai có thể nhìn thấu đáo bản thân mình, nhưng chúng ta cũng đều sở hữu một trí tuệ mà chúng ta không thể hiểu được. Vì vậy, chỉ cần bạn có chút ý nghĩ muốn dừng lại, hãy dừng lại ngay lập tức.
Nếu muốn thành công, hay đơn cử là chỉ muốn thay đổi bản thân, hãy bắt đầu từ việc cải thiện điểm yếu của mình rồi từ đó tự tin thách thức bản thân với những lĩnh vực mới hơn. Cuộc sống là quá trình khám phá mỗi ngày, vì vậy, đừng để điểm yếu khiến bạn dẫm chân tại chỗ.
Romain Rolland đã viết trong cuốn “Tiểu sử của những người nổi tiếng” rằng sự đau khổ mà một người phải gánh chịu thường tỷ lệ thuận với hạnh phúc mà người đó đạt được. Năng lượng trong thế giới này là bảo toàn, nếu bạn muốn có được thứ gì đó, bạn cần phải trả một thứ tương đương để đổi lấy.
Người không dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình sẽ không bao giờ làm nên sự nghiệp. Bởi vì mãi trốn tránh, nên anh ta không thể đi được lâu!
Trong “Luận ngữ” có câu: “Kẻ tiểu nhân vô tội, người quân tử có tội”. Nghĩa là người ác thì luôn cho rằng mình sai do kẻ khác, còn người chân thành thì luôn tự nhận lỗi về mình.
Từng người trong chúng ta là một hạt giống được gieo xuống giữa những rung động trong thế giới này. Khi ta nâng cao chính những tần số của mình thông qua sự trưởng thành có được từ những thử thách cuộc sống, ta cũng nâng cao tần số của thế giới từ bên trong.
Sống ở thời đại này, đơn giản là chúng ta không đủ tư cách để lựa chọn thờ ơ, bởi nếu thờ ơ trước cái khó, thì khó khăn sẽ đẩy bạn vào con đường tuyệt vọng. Chúng ta chỉ có thể thờ ơ đối với tất cả lựa chọn không liên quan gì đến giá trị cuộc sống của chúng ta, luôn trung thành theo đuổi để đạt được mục tiêu của bản thân, như vậy thì bạn mới có thể chạm tay đến đỉnh của
sự thành công.
Hãy buông bỏ cái tôi, không kiêu ngạo hay tự mãn và chủ động học hỏi từ những người khác để hoàn thiện bản thân nhanh hơn. Chỉ bằng cách làm cho nhận thức của chính bạn trở nên đa dạng hơn, bạn mới có thể leo lên một vòng tròn cao hơn.
Có một câu nói rằng: “Nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc của chính mình thì dù bạn có cho bạn cả thế giới thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ phá hủy mọi thứ”. Bởi những người như vậy không những không giải quyết được tình cảm, công việc mà còn bị cảm xúc tấn công mà đi vào vực thẳm.
Con người chỉ xuất hiện trên thế giới này một lần duy nhất, chưa cần biết khi ngoảnh đầu nhìn lại mọi thứ liệu có hối hận hay không, cũng phải cố cho xứng đáng với chính mình. Cho nên, người sống ở đời, có thể bận rộn, nhưng không nên bận trong mù quáng
Cuộc sống không “lên hương” và đầy chất lượng nếu một người không rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Không những thế, người biết sống có nguyên tắc và kỷ luật đương nhiên dễ dàng tìm thấy thành công hơn so với người chỉ biết “sống ngày nào hay ngày đó”.
Nhà văn người Anh – Charles Dickens đã nói: “Một tâm thái lành mạnh hơn trăm loại trí tuệ. Bạn sở hữu tâm thái như thế nào, cuộc đời bạn sẽ như thế đó”. Một người hạnh phúc hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc họ dùng đôi mắt nào để đối diện với cuộc sống. Do đó thái độ đối xử với thế giới này rất quan trọng.
Cốt lõi của thành công, chìa khóa của chiến thắng nằm ở việc bạn có biết vận dụng tốt ưu điểm của mình, nắm được cốt lõi mọi vấn đề xảy ra. Biết mình, biết người, chậm nhưng chắc chính là phương châm để sinh tồn trên thương trường cũng như trong cuộc đời, giúp chúng ta dần dần tích lũy kinh nghiệm.
Đời người ấy mà, một tuổi có cái hay của một tuổi, trung niên cũng có cái hay của trung niên. Và khi con người ta già đi, giống như những chiếc lá khô bị cơn gió thời gian thổi bay, tuy không còn tươi xanh trên cây nhưng được bước vào một hành trình mới.
Cân nhắc quá nhiều lựa chọn và cân nhắc tất cả các kết quả có thể xảy ra có thể cực kỳ căng thẳng, đặc biệt đối với những người trong chúng ta, những người quá phức tạp hóa ngay cả những điều đơn giản trong cuộc sống. Và sự lo lắng không phải lúc nào cũng dừng lại ở đó.
Gặp chuyện không tranh đấu, tu dưỡng cho mình trái tim bình lặng, làm người tự do tự tại và chấm dứt những điều khiến bản thân bị hao mòn trong tận tâm can. Không mưu cầu trở nên hoàn hảo, chỉ cần không thẹn với lòng là cách sống thông minh nhất của một người.
Làm người, đừng phàn nàn, hãy biết trân trọng nhiều hơn, cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đời ngắn ngủi là thế, vậy thì tại sao không sống vui cười? Hạnh phúc suy cho cùng chính là sự lựa chọn!
Dễ bị người khác chọc tức thật ra chính là biểu hiện của việc chưa có năng lực kiểm soát bản thân. Từ đó biết bao phán đoán sai lầm, lựa chọn sai trái, hành vi không đúng phát sinh, đề rồi sau này hối hận cũng đã muộn. Với một cái đầu lạnh và con tim bình tĩnh, bạn có thể nghĩ ra những cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
Nếu muốn có tất cả mọi thứ cùng một lúc thì cuối cùng bạn sẽ không có gì cả. Học cách buông bỏ những thứ không còn quan trọng mới là lựa chọn sáng suốt hơn. Nhất là trong thời đại thông tin ồ ạt như hiện nay, chúng ta phải có ý thức rõ ràng như vậy. Bạn cần biết mình muốn gì.
Cuộc sống không phải cứ có những chuyện “kinh thiên động địa” thì mới gọi là đặc sắc. Chúng ta đều độc nhất vô nhị, điều bạn phải làm lúc này là tự hào và tin tưởng vào bản thân.