Đầu tư vào chính mình là tầm nhìn khả quan và lý tưởng nhất của một người. Bởi lẽ thứ đạt được sau quá trình đầu tư này không chỉ năng lực, mà còn có sự phong phú trong thế giới nội tâm.
Bằng cách thay đổi thói quen hàng ngày, bạn cũng có thể kiểm soát cảm giác hạnh phúc của mình. Nếu bạn bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của những cảm xúc tiêu cực như nghi ngờ, sợ hãi và không chắc chắn, hãy thay thế những cảm xúc đó bằng cách lựa chọn sự lạc quan, chẳng hạn như niềm vui, niềm tin và hy vọng.
Chúng ta thường gặp những dạng câu hỏi như thế này: “Mục đích và ý nghĩa lớn nhất của cuộc đời chúng ta là gì?”. Mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Nhiều người nói rằng ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống là theo đuổi hạnh phúc của chính họ. Vậy cuộc phải đáp ứng được những tiêu chí nào mới được gọi là hạnh phúc? Đây thực sự là một câu hỏi rất mở. Đối với câu hỏi này, những người khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau.
Như câu “dục tốc bất đạt”, không ai có thể chạm tới bầu trời chỉ trong một bước. Ổn định bản thân, tận dụng thời gian để xây dựng những đức tính tốt chính là cách thức hữu hiệu nhất để cắt bỏ vận rủi, khi đó may mắn sẽ tự động đến tìm bạn.
Như câu “dục tốc bất đạt”, không ai có thể chạm tới bầu trời chỉ trong một bước. Ổn định bản thân, tận dụng thời gian để xây dựng những đức tính tốt chính là cách thức hữu hiệu nhất để cắt bỏ vận rủi, khi đó may mắn sẽ tự động đến tìm bạn.
Có một câu nói thế này: “Trên thế giới này không có ai có thể cản trở bạn, chỉ có chính bạn mới có thể cản trở chính mình.” Do đó, hãy tự mình nỗ lực phá bỏ những trở ngại, chuẩn bị nền tảng vững vàng, nắm bắt các cơ hội, khi ấy cuộc đời mới thuận lợi và suôn sẻ.
Trong cuốn sách “Sức mạnh của việc dọn dẹp” có viết: “Nếu căn phòng của bạn bừa bộn, những ước mơ và sự may mắn sẽ dần dần mất đi.” Dọn dẹp giúp bạn học được cách bày trí thích đáng, vứt bỏ những thứ không dùng đến và đặt những thứ quan trọng vào đúng vị trí của nó. Khi ngôi nhà trở nên sạch sẽ, tinh thần và trí óc cũng sẽ trở nên “khỏe mạnh”.
Trong thời đại công nghệ máy móc hiện nay, khi chúng ta đạt được một thứ này, cũng đồng nghĩa với việc mất đi một thứ khác. Nếu chỉ ngồi một chỗ, thứ bạn nhận được là sự an toàn, nhàn nhã nhưng mất đi rất nhiều tri thức. Nếu không chịu tiếp thu thêm những điều mới, thứ bạn mất đi sẽ là các cơ hội để vươn tới tầm cao.
Không để cảm xúc lấn át tư duy sẽ giúp chúng ta đối diện thẳng với vấn đề, tìm ra phương pháp tối ưu. Đó mới chính là chìa khóa then chốt để cuộc sống sau này suôn sẻ hơn.
Albert Einstein từng nói: “Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng nhỏ. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn”. Cái tôi quá lớn sẽ cản trở quá trình mọi người tự nhìn nhận những sai lầm về mình. Dần dần, nó sẽ khiến tất cả các mối quan hệ dần rời xa. Sự bền vững của tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống hay các cơ hội để “đổi đời” cũng vuột khỏi tầm tay.
Sau nhiều năm phấn đấu nhưng không đạt được cuộc sống thành công và giàu sang như mong muốn. Liệu chúng ta đã bao giờ thay đổi tư duy hay chỉ biết hài lòng với thực tại và sống cho qua ngày? Chúng ta nghèo không phải do thiếu ý chí, mà là thiếu niềm tin: Cứ đinh ninh mình là một cục sắt, không bao giờ có thể trở thành vàng.
Hãy sống một cuộc đời không giới hạn tiềm năng phi thường của chính mình, sống có trách nhiệm và dám bước ra khỏi vùng an toàn để đi đến một chân trời cao hơn.
Định luật con quạ: Nếu bạn không thay đổi một số khuyết điểm của mình mà cứ chọn cách né tránh một cách mù quáng. Thì vấn đề không những không được giải quyết, mà nó còn tồn tại và lặp đi lặp lại khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm và đi sai đường, nhưng khi bạn học cách nhìn lại bản thân, bạn sẽ có thể trưởng thành và thành công hơn. Khi biết được khuyết điểm của mình, chúng ta sẽ tích cực sửa chữa, bù đắp thiếu sót và dần trở nên hoàn hảo hơn.
Nhà văn người Anh Thackeray từng nói: “Cuộc sống là cái gương vô hình. Bạn cười, nó cũng cười; bạn khóc, nó cũng khóc.” Bạn biết ơn cuộc sống, cuộc sống sẽ ban tặng bạn ánh dương rực rỡ nhất; nhưng nếu bạn không biết ơn, chỉ biết oán trời trách đất, cuối cùng sẽ chẳng còn gì cả!”
Đừng đặt ra sự nghi ngờ rằng, liệu mình có khả năng hiện thực hóa cuộc sống trong mơ của mình hay không. Câu hỏi duy nhất cần trả lời trước khi bước vào hành trình là: Bạn có sẵn sàng hay không?
Rất khó cưỡng lại được lực hút của thế giới xung quanh chúng ta và trèo ra khỏi vòng quay luẩn quẩn bất tận của cuộc sống. Và bạn rất dễ đánh giá thấp giá trị của những giờ không được trả thù lao. Nhưng thời gian không phải tiền bạc đâu. Thời gian là chính cuộc sống của bạn đấy. Bạn sẽ dư dả thời gian – và đạt hiệu quả cao nhất – khi bạn định nghĩa lại những gì là khẩn cấp và cần thiết, và ngừng việc bám đuổi theo từng nhịp tích tắc của chiếc đồng hồ.
Muốn trở nên bản lĩnh, trước hết, người ta phải học làm người, học cả đời không hết, học mãi không đến ngày tốt nghiệp. Cho dù bạn đã thành công hay đang thất bại, là người giàu có hay không có gì trong tay, là đàn ông hay phụ nữ, thì bạn cũng vẫn phải không ngừng học tập để tiến bộ, từ đó vươn tới những đẳng cấp cao hơn.
Việc dành thời gian cho bản thân sẽ đem lại những lợi ích quan trọng không thể bỏ qua. Nó buộc bạn phải nghĩ làm sao để “làm ít – được nhiều”. Nó dạy bạn về tầm quan trọng của giảm thiểu các yếu tố gây phân tâm trong lúc làm việc. Nó giúp bạn tăng cường sự tự tin, cho bạn thời gian để nuôi dưỡng trí tò mò. Muốn nổi bật, bạn phải sẵn sàng làm điều người khác không dám. Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu là từ bỏ quan niệm “phải bận rộn thì mới thành công”.
Nếu bạn đặt yếu tố cơ hội này trên những yếu tố khác, bạn sẽ rất khó thành công. Bởi lẽ, nó chỉ là yếu tố sau cùng, chỉ phát huy khi bạn đã đủ sức lực, tài năng, nền tảng và sự ủng hộ của những người khác. Con đường thành công của người khác rất khó để đi theo. Thay vì học theo con đường của họ, chẳng bằng tìm hiểu xem những yếu tố nào đã giúp họ thành công.
Cơ hội là đến từ tư duy sẵn sàng đón nhận thử thách, từ tinh thần chiến binh, và từ nội lực của bản thân mình. Cơ hội chưa bao giờ đến từ bên ngoài, từ sự cào cấu, xin xỏ, tranh thủ hay giành giật. Cơ hội mọc đầy xung quanh bạn, nhưng chúng chỉ hiện ra khi bản thân bạn đã sẵn sàng. Nếu chưa thấy thì trước hết hãy cứ cắm đầu làm, chủ động làm, làm hơn khả năng và mô tả công việc của mình. Đừng tính toán thiệt hơn với đất trời. Điều kỳ diệu chưa bao giờ xảy đến với những tâm hồn còn thiếu vắng bao la.
Khi còn trẻ, hãy kiếm thật nhiều tiền Đúng, hãy cố gắng kiếm tiền. Nhưng đừng đánh đổi tất cả vì tiền. Đừng cày ngày cày đêm, bán rẻ sức khỏe vì tiền. Đừng bỏ bê những người thân yêu vì tiền. Tiền để làm gì, chẳng phải để cho mình có sức khỏe và được thời gian bên cạnh những người thân yêu hay sao?
Cuộc sống là có thành có bại, có thắng có thua. Thành công không phải là một mục đích quá xa vời. Thành công cần tấm lòng và sự quyết tâm của bạn. Thành công cần nuôi dưỡng bằng tình yêu thương và sự tận tụy hết mình. Cứ hết mình đi, cứ cống hiến mà không đòi hỏi đi thành công sẽ tự đến.
Chỉ khi mọi công việc đều dựa vào thế mạnh của bản thân, bạn mới có thể thực sự nổi bật. Giống như những vĩ nhân trong lịch sử – Napoléon, Leonardo da Vinci, Mozart, họ đều là thiên tài trong việc tự quản. Và nhờ đó họ đã đạt được những thành tựu khác với người thường. Để làm tốt những điều này, trước tiên bạn phải hiểu sâu sắc về bản thân — không chỉ biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mà còn biết cách học hỏi kiến thức mới và làm việc với mọi người khác nhau, đồng thời hiểu giá trị của bạn.
Chúng ta đủ tỉnh táo để hiểu rõ từng khuyết điểm của bản thân, nhưng có xu hướng chấp nhận và bỏ mặc chúng mà không tìm cách thay đổi. Khi có thời gian rảnh, chúng ta thích hành động phục vụ cho sở thích cá nhân hơn là nghiêm túc cải thiện sức khỏe thể chất, mở rộng học thức trí tuệ.
Khi bạn hiểu những câu hỏi TẠI SAO xoay quanh về giá trị bản thân, bạn mới có thể trình bày rõ ràng quan điểm của bạn. Hiểu rõ hơn những gì bạn mong muốn sẽ thúc đẩy hành vi của bạn cố gắng đạt được nó. Khi bạn có thể giải đáp các thắc mắc của mình, bạn mới có thể đưa ra nhiều lựa chọn có chủ đích hơn cho doanh nghiệp, sự nghiệp và cuộc sống của mình. Từ đó, bạn truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, khách hàng,… làm việc và tham gia vào mục tiêu của bạn.
Trong “Quyền tách khỏi đám đông”, Jung Heejae đề xuất một quyền mà thoạt nghe như lời biện minh của kẻ lười biếng: Quyền không làm gì cả. “Không làm gì”, theo tác giả, không đồng nghĩa với giậm chân tại chỗ hay lười biếng, mà không cố đạt những thứ không dành cho mình, không cố chạy đua không ngừng nghỉ trong mọi giây mọi khắc trong cuộc đời.
Nếu bạn tập trung vào một thói quen, bạn sẽ bị đóng khung trong một không gian chật hẹp, khắc khổ. Mặc dù sự khắc khổ này có thể là tốt, nhưng nó khiến bạn không thể thích nghi với các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc đời bạn.
Pierre Abelard: “Sự khởi đầu của sự khôn ngoan được tìm thấy trong sự nghi ngờ; bằng cách nghi ngờ, chúng ta đi đến câu hỏi và bằng cách tìm kiếm, chúng ta có thể đi đến sự thật.” Trí tuệ không phải là “bài học” truyền đời từ thế hệ trước; càng không nằm ở mái tóc hoa râm hay vết đồi mồi trên khuôn mặt. Tất cả nằm ở khả năng và cách khai thác của bạn.