Đừng bao giờ ác ý hay đổ tội cho bất cứ ai khi bạn không biết chắc chắn về sự việc hay sự thật đằng sau sự việc đó. Lời nói của bạn có thể hủy hoại danh dự của một ai đó trong khi họ chẳng có lỗi lầm gì.
Thất bại không phải thứ đáng sợ nhất. Đáng sợ nhất chính là nhụt chí, mất hết dũng khí để vượt qua thất bại.
Khi bạn thành công, bạn nói cái gì cũng đúng! Bởi lẽ, thứ mà mọi người nhìn thấy là vầng hoàng quanh tỏa ra trên đầu bạn! Lúc chưa thành công, có nói thế nào cũng là sai, bởi lẽ mọi người tin vào những gì mình thấy. Vì vậy, thay vì lãng phí thời gian đi giải thích với mọi người, hãy nỗ lực đi làm việc.
Chuỗi ngày dài nghỉ vì dịch Covid-19 khiến nhiều người cảm thấy khó khăn, lo lắng khi hàng ngày cứ lặp lại những thói quen nhàm chán. Gia đình ở cạnh nhau 24/7 khiến nhiều vấn đề phát sinh.
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ”, người hiểu lễ nghĩa, biết hạ thấp mình hơn để đón nhận cũng giống như biển cả bao la, thấp mình chờ đợi, khiến trăm sông từ thượng nguồn cũng đem nước đổ về.
Khi chúng ta học cách không cạnh tranh mù quáng với chính mình, sẽ có nhiều gió và ánh sáng trong cuộc sống. Khi bạn không cạnh tranh mù quáng với người khác, sự hiểu biết lẫn nhau có thể khiến cảm xúc trở nên sâu sắc hơn, khi chúng ta không đấu tranh một cách mù quáng với những rắc rối, con đường của cuộc sống sẽ trở nên rộng lớn hơn.
Có một câu hỏi như thế này trên Internet: Thế nào là so sánh mù quáng với chính mình? Có người cho biết: “Đó là việc tôi tự khiến lòng mình trở nên rối bời và không hạnh phúc”.
Đừng quá khắt khe với mọi thứ, nhất là đối với bản thân mình. Suy cho cùng chúng ta cũng chỉ là những cá thể bình dị được sinh ra ở trên trái đất này, chúng ta không có “phép màu thần tiên” để có thể biết trước những gì trong tương lai mà né tránh.
Kỳ thực đọc sách cũng như ăn cơm vậy, hồi nhỏ có thể nếm qua rất nhiều đồ ăn, nhưng lớn rồi lại quên hết mùi vị của chúng, nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đã thấm vào máu thịt chúng ta, hoà vào làm một.
Mọi cố gắng đều không bao giờ uổng phí, chỉ có lòng nghi ngờ nỗ lực mới đáng tiếc. Bởi vì khi bạn nghi ngờ ý nghĩa của sự nỗ lực, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang nghi ngờ chính mình. Và từ đó, dù có nỗ lực thêm cũng chỉ là những hành động đối phó, không có sự tin cậy, cũng không có sự tập trung toàn phần.
Thành công lớn nhất trong cuộc đời không phải là tìm được chỗ dựa an toàn mà là biến mình thành cây cao bóng cả bằng chính khả năng của mình, bạn có thể vượt qua mọi cơn bão của cuộc đời và nhìn thấy được cầu vồng rực rỡ.
Hầu hết mọi người trở thành kiểu người mà họ được người khác đánh giá. Họ trở nên nông cạn, bám vào mọi thứ mọi người nói hoặc nghĩ về họ. Họ như những con thiêu thân cố gắng sống theo mong đợi của người khác để rồi thất bại và mệt mỏi vì không được sống là chính mình.
Chúng ta có nhiều nỗi sợ lắm lắm. Sợ thất bại. Sợ bị từ chối. Sự thua cuộc. Sợ phải bắt đầu từ đầu. Ừ thì sợ thật đấy, nhưng nếu bạn vẫn đang tiến bộ mỗi ngày, thì có cái gì tấn công bạn mà bạn không chống đỡ được cơ chứ!
Nhà văn người ý Italo Calvino trong cuốn sách “The Castle of Crossed Destinies” từng viết một câu mang đầy ý nghĩa triết học: “Mỗi sự lựa chọn đều sẽ có mặt trái, hay cũng chính là từ bỏ; Do vậy hành động chủ động lựa chọn và từ bỏ không hề có sự khác biệt”.
Chúng ta có thể khiến hiện tại trở thành một thời điểm buồn khổ, nhưng cũng có thể giúp nó trở thành một thời khắc viên mãn. Những bất công trong cuộc sống không phải chỉ do yếu tố từ bên ngoài tác động, mà do chính cách chúng ta lựa chọn hướng giải quyết cho mình. Hãy sống sao cho ngày nào cũng là ngày Quốc tế Hạnh phúc.
Giấc mơ không bao giờ đến với bạn một cách dễ dàng, nhưng bạn có thể bắt đầu thực hiện nó ngay từ bây giờ bởi vì tất cả những gì chúng ta đang có chính là “thời điểm hiện tại.”
Đôi khi học cách chấp nhận từng nỗi buồn nhỏ nhặt cũng là một loại hạnh phúc. Ánh sáng cần bóng tối để tồn tại, cũng như hạnh phúc lớn lên từ nỗi đau.
Hãy chủ động tạo ra thay đổi thay vì chỉ lo lắng mà không hành động. Vì mỗi điều nhỏ bé bạn làm hôm nay đều có thể đem lại kết quả tốt hơn trong tương lai.
Cuộc sống mà, tất nhiên sẽ có buồn phiền, rắc rối phát sinh. Nhưng thực chất phiền não cũng chỉ là một vị khách qua đường. Chúng ta phải học cách đón nhận, giải quyết và quên đi nó.
Làm thế nào để hạnh phúc? Đó là đừng so sánh bản thân của hiện tại với hình ảnh mà bạn mong muốn trong tương lai.
Chúng ta có thể cho phép mình 30 tuổi vẫn trên con đường tìm tòi phương hướng cuộc sống, cũng có thể cho phép mình 80 tuổi rồi vẫn thử thách bản thân.
Độ cao cuộc sống quyết định rất nhiều vấn đề, cả về chất lượng cuộc sống và tâm trạng của chúng ta. Do đó, đừng tức giận với người không đáng, mà hãy dành thời gian khiến bản thân bạn trở nên có giá trị hơn, như vậy mới có thể cách càng xa những người như thế.
Cuộc sống sẽ chẳng vì ai, sẽ chẳng vì những lời oán trách mà đi theo một quỹ đạo khác. Dù ta có oán trách hay không thì cuộc sống vẫn diễn ra như thế, dù ta có buồn phiền đến đâu thì đời người vẫn y như thế. Oán trách nhiều, buồn phiền nhiều thì ta chính là người khổ não nhất, mệt mỏi nhất.
Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.
Sống là việc của cả đời, nhưng chắc hẳn nhiều người đã quên mất. Thậm chí, nhiều người đã quên hẳn nhiệm vụ quan trọng nhất này mà chỉ nghĩ rằng ngày mai mình phải kiếm tiền, làm sao để kiếm ra tiền, kiếm được bao nhiêu tiền. Lao động chăm chỉ rồi sẽ kiếm được tiền, tất nhiên khi còn trẻ chúng ta phải học tập và lao động không ngừng để có thể kiếm được nhiều tiền.
Để thành công, mỗi người cần trau dồi cho mình đủ những tri thức và kỹ năng cần thiết và quan trọng là khi đứng trước một vấn đề nào đó, hay bình tĩnh suy xét, nhìn xa trông rộng và có những bước đi thật vững vàng.
“Tôi” – là căn nguyên của mọi vấn đề, muốn thay đổi tất cả, trước tiên, hãy thay đổi bản thân! Học hỏi là cái gốc nếu muốn thay đổi bản thân. Thực ra, thứ bạn yêu là bạn, thứ bạn thích cũng chính là bản thân bạn. Bạn yêu, bạn hận, đều là bạn. Bạn thay đổi, mọi thứ sẽ thay đổi. Thế giới của bạn do chính bạn tạo ra. Tất cả của bạn đều là do bạn tạo ra!