William Glod đã dùng lý lẽ để chứng minh cho luận điểm rằng việc để cho những người trưởng thành đưa ra những quyết định dù là tồi tệ không xấu. Kể cả khi những lựa chọn đó có nguy cơ gây ra nhiều tác hại thì cũng không có vấn đề gì
Gặp chuyện không tranh đấu, tu dưỡng cho mình trái tim bình lặng, làm người tự do tự tại và chấm dứt những điều khiến bản thân bị hao mòn trong tận tâm can. Không mưu cầu trở nên hoàn hảo, chỉ cần không thẹn với lòng là cách sống thông minh nhất của một người.
Trên đời không có lối sống nào làm mẫu số chung cho tất cả, chỉ có cách mỗi người tự lựa chọn con đường của mình ra sao, dung hợp vuông – tròn thế nào, để tranh đúng thứ cho mình mà không ngáng đường người khác, thuận theo tự nhiên mà không phó mặc số phận.
Làm người, đừng phàn nàn, hãy biết trân trọng nhiều hơn, cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Đời ngắn ngủi là thế, vậy thì tại sao không sống vui cười? Hạnh phúc suy cho cùng chính là sự lựa chọn!
Theo đuổi sự nghiệp thành công, xây dựng cuộc sống cá nhân phong phú, vun đắp gia đình và các mối quan hệ hạnh phúc – đó là những mục tiêu lớn của gần như tất cả mọi người. Nhưng việc cân bằng các mong muốn này có khả thi trong bối cảnh các nguồn tài nguyên – thời gian và sức lực của chúng ta – luôn chỉ có hạn không?
Dễ bị người khác chọc tức thật ra chính là biểu hiện của việc chưa có năng lực kiểm soát bản thân. Từ đó biết bao phán đoán sai lầm, lựa chọn sai trái, hành vi không đúng phát sinh, đề rồi sau này hối hận cũng đã muộn. Với một cái đầu lạnh và con tim bình tĩnh, bạn có thể nghĩ ra những cách giải quyết vấn đề tốt hơn.
Nhà tâm lý học và triết gia người Mỹ William James từng nói: “Hành động tưởng chừng đi sau cảm xúc, nhưng thực ra hành động và cảm xúc đi cùng nhau; và bằng cách điều chỉnh hành động, thứ mà ý chí có thể trực tiếp điều khiển, chúng ta có thể gián tiếp điều chỉnh cảm xúc, thứ mà ý chí không thể.”
Nếu muốn có tất cả mọi thứ cùng một lúc thì cuối cùng bạn sẽ không có gì cả. Học cách buông bỏ những thứ không còn quan trọng mới là lựa chọn sáng suốt hơn. Nhất là trong thời đại thông tin ồ ạt như hiện nay, chúng ta phải có ý thức rõ ràng như vậy. Bạn cần biết mình muốn gì.
Cuốn sách sẽ đưa ra 21 bí quyết súc tích nhưng vô cùng giá trị về những đối pháp dành cho khủng hoảng. Bạn sẽ tìm ra cho mình những mẹo mực bổ ích như kiểm soát tinh thần, tiết kiệm năng lượng của bản thân, nhìn thẳng vào sự thật hay tự tin vào năng lực của chính mình, v.v…
Cuộc sống không phải cứ có những chuyện “kinh thiên động địa” thì mới gọi là đặc sắc. Chúng ta đều độc nhất vô nhị, điều bạn phải làm lúc này là tự hào và tin tưởng vào bản thân.
Cuốn sách sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào buông bỏ được những điều không cần thiết để hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời cũng giúp bạn nhận ra rằng cuộc đời này có mất mới có được, biết cách cho đi, bạn mới có thể sống vui vẻ.
Tranh là lý, thua là tình, tổn thương là chính mình. Đen là đen, trắng là trắng, hãy để thời gian chứng minh. Buông bỏ chấp niệm ngoan cố, khoan dung làm người, sẵn sàng hành sự.
Khi bước chân vào con đường này, đây có thể là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của bạn vì bạn phải đối diện với rất nhiều thứ ở bên trong mình, bóng tối đã luôn theo bạn. Nhưng khi đi qua nó, khi ánh sáng tới, bóng tối biến mất và bạn sẽ chạm đến bản thể thực của chính mình.
Có câu nói: Điều đáng buồn nhất trong đời không phải là xui xẻo, mà là lãng phí thời gian tốt đẹp cho những người không xứng đáng. Từ bây giờ, hãy đối xử tốt với bản thân, hãy cắt đứt những mối quan hệ độc hại khiến mình không vui, để càng lâu thì càng không tốt cho sức khỏe tinh thần.
“Mối quan hệ độc hại” của tác giả Debbie Mirza là cuốn sách chia sẻ về hành trình chữa lành của những người bị lạm dụng bởi kẻ mắc chứng rối loạn ái kỷ. Cuốn sách sẽ tập trung vào các dấu hiệu để nhận biết một mối quan hệ độc hại đồng thời đưa ra những liệu pháp, hành trình phục hồi, cách tự chữa lành để bạn có thể tìm được tự do, sự bình yên trong cuộc sống của của mình.
Mỗi một bước đi là một phong cảnh khác nhau với đủ loại cảm xúc. Con người sống ở đời đã được định đoạt sẵn là phải trải qua không ít bôn ba cùng mệt nhọc. Quá nhiều sự lựa chọn, vô số ngã rẽ. Cứ chọn theo trái tim, sai rồi lại thử tiếp cái khác!
Chắc hẳn trong khoảnh khắc nào đó của cuộc đời, ai cũng có những mệt mỏi đến nỗi chẳng mở mắt nổi để nhìn ra chút ánh sáng le lói như ngọn nến trước gió dù bé nhỏ nhưng quyết không để tắt. Nhưng đừng lo bạn nhé, vì chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ luôn đúng hạn mà đến thôi.
Tác giả nổi tiếng người Mỹ Henry James đã nói: “Trong cuộc đời con người có ba điều quan trọng: Đầu tiên là tử tế, kế đến cũng là tử tế, và cuối cùng vẫn là tử tế”. Một trong những điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho bản thân là đối xử tử tế với mình hằng ngày.
Sống đơn giản không chỉ là “làm gọn” cuộc sống, mà còn phải “làm gọn” tâm hồn. Có lúc cuộc sống mệt mỏi với quá nhiều mâu thuẫn là do chúng ta nghĩ quá nhiều, làm quá ít, trái tim cố gắng, cơ thể lại không hành động. Hãy buông bỏ hết những gánh nặng suy nghĩ đó, tập trung làm việc, quy hoạch cho mình một tương lai tốt đẹp.
“Tôi là ai? Điểm mạnh và điểm yếu của tôi là gì? Mong muốn của tôi là gì?” Năng lực tự nhận thức chính là bước đầu tiên trên hành trình tìm về với cội nguồn của tâm thức, mở rộng trái tim để chấp nhận con người thật, tạo dựng nên những mối quan hệ bền vững và tự tin làm chủ cuộc đời của chính mình.
Bạn không cần người yêu của bạn, điều bạn cần là yêu thương. Bạn không cần công việc của bạn, điều bạn cần là cảm giác an toàn. Bạn không cần phải xinh đẹp, sang chảnh hay nổi tiếng, điều bạn cần là được là chính mình.
Ưu phiền cũng giống như những bụi bặm quanh nhà, vào một ngày đẹp trời nào đó, bạn hãy rũ sạch nó đi. Giữ lòng mình an yên, tự khắc tầm nhìn sẽ mở rộng, bình yên trốn rất giỏi, nhưng muốn tìm thì thực sự không khó. Chỉ cần sống biết thỏa mãn, biết đạm bạc, hạnh phúc ở ngay đây thôi
Hẹn hò với chính mình có thể giúp bạn hiểu sâu về bản thân. Bạn tích cực lắng nghe tiếng nói bên trong, xác định sở thích, sở đoản, đam mê và điểm mạnh. Người duy nhất bạn cần đánh giá và để tâm là chính mình.
Bằng những trải nghiệm thực tế, tác giả cũng giúp ta nhận ra rằng quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn, những cảm xúc tiêu cực hay những khó khăn khi bạn làm chủ được nó, bạn sẽ thấy mọi bất hạnh ở hiện tại đều tan biến. Bạn sẽ gặp được phiên bản tốt nhất của chính mình.
Ai cũng muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta thành công. Chúng ta tự hủy hoại bản thân bằng những hành vi giữ chúng ta trong vùng thoải mái và không cho phép mình tiến lên nữa.
Cho dù bạn đang khao khát một sự nghiệp viên mãn hơn, các mối quan hệ bền chặt hơn, một cơ thể khỏe mạnh hơn, hay giàu có hơn, thì điều đó có thể và sẽ xảy ra – đơn giản bằng cách mở ra con đường bằng những chiếc chìa khóa mạnh mẽ này để loại bỏ sợ hãi, nỗi thất vọng, để kết nối với tình yêu và sự tự do vô hạn.
Thay đổi 5%, cũng tức là bắt đầu cải thiện từ những điều nhỏ nhặt, từ đó góp gió thành bão, hoàn thiện từ từ. Bởi vì, từ quan điểm của bản chất con người, thay đổi 5%, bạn sẽ cảm thấy có thể hoàn thành, không quá mất sức, có động lực để tiếp tục làm. Còn thay đổi 100% là chuyện quá to tát và khó khăn, khiến người ta dễ chùn bước, dập tắt lòng can đảm để hành động.
Những ai đã học được cách chinh phục bản thân vừa có thể sống tốt một cách độc lập, vừa có thể hòa nhập được với xã hội một cách dễ dàng, đồng thời có nhận thức đủ tốt để sửa được những thói xấu và khiếm khuyết lớn nhất mà một người thường có.
Tha thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi ai đó làm bạn tổn thương, bạn cần phải rất bao dung và trưởng thành, sẵn sàng gạt cái tôi của mình sang một bên để chấp nhận một lời xin lỗi chân thành. Thế nhưng, nếu người bạn cần tha thứ lại là chính mình thì sao?
Bất kể là ai, đều không thể tránh được những rối ren, do dự hay giằng xé trong cảm xúc khi đối diện với những điều nhìn qua là hạnh phúc như tình yêu đôi lứa, gia đình trọn vẹn hay trường học với tên gọi thân thương là ngôi nhà thứ hai.