Bạn ạ, hiểu thấu trái tim con người, làm gì bạn cũng sẽ có một tương tác năng lượng với người ta, bạn sẽ cảm giác là không mệt mỏi.
Chúng ta ngồi ở bất cứ đâu cũng bị người ta nhìn, cái nhìn là sự giám sát. Sự giám sát là quyền lực, quyền lực là sự phong tỏa – một logic như vậy trong suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta làm gì cũng sợ ánh mắt người ngoài, đấy là sự thật. Chúng ta sống theo kỳ vọng, định kiến và dư luận – không có cách nào khác. Kỳ vọng của người khác vào chúng ta, dư luận của người ngoài, của những người xung quanh chúng ta về chúng ta, và định kiến nằm sẵn trong văn hóa về việc thế nào là một người tốt, một người tử tế, một người bình thường.
Sợ hãi là cảm xúc có sức tàn phá khủng khiếp nhất, nó bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tế. Nó khiến chúng ta phóng đại các mối đe dọa, rất nhiều trường hợp chúng ta tự hù dọa chính mình, ngay cả khi mối đe dọa ấy không hề có.
Viết là một phương cách kỳ diệu, nó tỏ lộ những gợi ý về nhập định nhiều hơn hết thảy mọi phương cách trên đời. Một người viết vào một lúc nào đó viết không ngừng, như chép lại những âm thanh thì thầm, những âm thanh vọng lại từ một đời xưa cũ nằm ngoài họ, ngay trong họ, đấy là khoảnh khắc họ tiếp cận đến nhập định.
Cuộc đời này chẳng có ai là hoàn hảo. Con-người-bất-toàn mới là sự tồn tại chân thực của chúng ta Con người ai cũng có những xáo trộn, những mối hoài nghi và thậm chí chẳng có niềm tin với chính mình. Có người có thể vượt qua chúng và đưa ra quyết định. Có người thì không, bởi sự hèn nhát không dám đổi thay, bởi cái Tôi ngoan cố trẻ con lại được cho là mạnh mẽ.
Sự khác biệt giữa các chất Dopamine, Serotonin, Oxytocin và Endorphins? Kẻ hay thấy mỏi mệt, chán nản là vì thế này đấy!
Không có sở hữu, sẽ không có ghen tuông. Không có tham cầu, sẽ không có đố kị. Đó là nghệ-thuật-sống của người nghệ sĩ cuộc đời đích thực.
Sợ hãi là cảm xúc có sức tàn phá khủng khiếp nhất, nó bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tế. Nó khiến chúng ta phóng đại các mối đe dọa, rất nhiều trường hợp chúng ta tự hù dọa chính mình, ngay cả khi mối đe dọa ấy không hề có.
Tình yêu đích thực còn dựa trên CỐ GẮNG, LÍ TRÍ, SỰ TIN TƯỞNG. Là thông cảm, thấu hiểu lẫn nhau mà đôi khi không cần lời nói nào. Là khi bạn hiểu người mình yêu thương và sẵn sàng vì người ấy. Để băng qua lỗi lầm, nghi ngờ, tổn thương… Để tha thứ cho nhau ở bên nhau ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời! Hãy là CHỖ DỰA cho người bạn yêu thương thay vì ghen tuông!
Chia tay là một chấn thương đau đớn cho bất kì ai, kể cả phường đào hoa lẫn người cô độc. Chỉ là ít hay nhiều. Chỉ là chai sạn hay chưa… Rốt cuộc thì không biết yêu thì tốt hơn, hay thật biết yêu thì tốt hơn?
Một cuộc sống thực sự có ý nghĩa là khi chúng ta nguyện ý cùng sống và cống hiến hết mình trong lĩnh vực mà mình đam mê.
Nếu thói lãng đãng và tu duy lẻ tẻ vặt vãnh đang thống trị bạn, thì đến lúc đặt lịch làm việc và sống có kỉ luật rồi đó, bạn thân mến của tôi
– Hạo Thái –
Tất cả mọi người đều cần có một nhà trị liệu và một nhà hòa giải ngay trong mình. Vì công việc của họ là: chữa lành tinh thần và hòa giải xung đột.
Trí óc được sử dụng càng nhiều, thì trực giác của chúng ta lại càng sắc bén. Học cách sử dụng bộ nhớ của mình một cách hiệu quả vừa giúp chúng ta chắt chiu từng mẩu nho nhỏ kiến thức mà ta thu thập được, lại là cách chúng ta không trôi nổi giữa đời này một cách lãng quên và vô vọng.
Lo lắng chính là một loại chất độc. Cùng với sự nản lòng, chúng là cặp đôi nguy hại nhất đối với thành công Những ai thực sự biết sống sẽ không lãng phí năng lượng.
Thật ra cuộc đời luôn cho ta những lựa chọn, bản thân mỗi người đều có thể tự chọn việc mình sẽ trở thành một người có negative thinking (tư duy tiêu cực/bi quan) hay positive thinking (tư duy tích cực/lạc quan). Lựa chọn xong thì bạn sẽ trở thành con người ấy.
Giao tiếp dù có khôn ngoan lợi hại đến đâu nhưng không xuất phát từ sự chân thành thì thì chính là đang dâng sự sống mình cho những điều giả tạo, dối trá. Gieo gì gặt nấy. Đã không thật lòng thì cũng đừng mong ai thành thật với mình.
Trong những ngày đơn độc nhất cuộc đời, những tưởng rằng chẳng còn ai ở bên, lòng bạn vẫn không ngừng có những tiếng nói nhỏ âm thầm cổ vũ Hãy nuôi dưỡng sức mạnh, lòng tin và sự tử tế, hãy tiếp tục kiên trì, đừng bỏ cuộc!
Áp lực triền miên, mệt mỏi vì gồng gánh hàng đống việc trên vai. Đã bao giờ bạn rơi vào cảm giác này và thấy điều ấy chưa? Bạn nghĩ sao, nếu vấn đề rất lớn nằm ở chính mình chứ không phải ai hay viêc nào gây khó dễ?
Phương pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis – RCA) là một kĩ thuật nổi tiếng và thông dụng giúp chúng ta nhận ra lí do của vấn đề. Nó giúp tìm ra nguồn gốc của sự việc bằng một số bước và công cụ cụ thể, như vậy bạn có thể: 1. Xem điều gì đã xảy ra. 2. Xem tại sao nó xảy ra. 3. Tìm cách giảm khả năng nó tái diễn. RCA tin rằng mỗi sự việc diễn ra là có tương quan đến cả một hệ thống, không có sự việc nào diễn ra đơn lẻ. Một hành động trong phương diện này có thể gây ra những hành động trong nhiều phương diện khác.
“Hãy tự tin lên, hãy tận dụng những gì mình có để sáng tạo!” Một thái độ đúng đắn có thể mang thành công đến với bạn, tất cả chỉ tùy thuộc vào bạn thôi. Vì vậy, tôi có thể tin chính mình, lắng nghe giọng nói thẳm sâu trong mình, tiếp tục cố gắng, hoặc đầu hàng và tiếp tục tự ti. Nó đơn giản chỉ là một lựa chọn như biết bao lựa chọn khác trong cuộc sống: Hoặc là tự tin vào chính mình, hoặc cứ than vãn và nghi ngờ bản thân. Và tôi biết tôi không hề cô đơn trong cuộc đấu trí này. Đó là một cuộc đấu tranh để tạo ra những điều sáng tạo, mới mẻ, thích hợp và có tầm nhìn.
Nhận thức lành mạnh có thể dẫn tới Lí Trí, đó là khả năng thấu biết thế giới dựa trên các giá trị. Quá trình xây dựng nhận thức lành mạnh chính là giúp người ta đạt được Lí Trí.
Bạn đã từng nghe đến nghi lễ Đi trên lửa (Fire Walking) chưa? Đây là một nghi lễ rất nổi tiếng được thực hiện bởi nhiều tôn giáo trên thế giới. Những người Tahiti đi chân trần trên một thảm dung nham núi lửa dài từ 3 – 5m mà không bị bỏng. Rất nhiều nghiên cứu vào những năm 1980 đã đưa ra các giả thiết liên quan đến thể trạng cơ thể hay nhiệt độ của lửa – để lí giải về việc tại sao họ không bị bỏng – nhưng đều không thành công.
Liệu có bao nhiêu phần trong đó bạn có thể kiểm soát được chính mình? Và có bao nhiêu phần, thật đáng buồn thay, bạn lại trở thành nạn nhân của chính mình?
Người hướng nội im lặng. Họ kém giao tiếp. Thế thì, hoạt động teamwork hẳn không phải thế mạnh. Bạn có đồng ý như thế không?
Đôi lúc nếu muốn có một mối tình cảm gắn bó, chúng ta phải gây tổn thương cho người ta, từng chút một, rồi xoa dịu. Một quan hệ sẽ dễ đổ vỡ nếu sự khó chịu bị tích lại rồi đột ngột một trong hai bên gây tổn thương cho bên còn lại.
Nỗi sợ lớn nhất của tuổi trẻ là “phản bội”, sợ một người bạn thân không còn thân với mình nữa – một người đi chơi với mình bao nhiêu lâu, bỗng nhiên họ không còn tốt với mình nữa. Tất cả những nỗi sợ này đến từ thiếu thời. Nó có những mấu chốt lặng lẽ như thế. Nó hằn lại ở trong cuộc đời của chúng ta, nhưng chúng ta không nhận ra.
Tôi nói cậu nghe này. Cái giấc mộng đi tìm tri kỉ của con người là bi kịch cũng bởi vì chúng ta chẳng chịu hiểu mình. Chúng ta ngay cả đến bản thân mình cũng chẳng chịu tìm hiểu, hà cớ gì lại đòi hỏi điều đó ở người khác.
Tôi luôn cho rằng, con người phải tự giải quyết những vấn đề trong mình bằng cách đối mặt với chính mình, nhận thức nó, có trách nhiệm và tìm cách thay đổi.
Vào lúc đau khổ nhất hãy ngước lên nhìn trời, để biết rằng cuộc đời không nhất định là nhỏ hẹp và bế tắc Hãy bay lên khỏi những mê đắm, sống trong một vũ trụ mênh mông thay vì nhưng tâm tình chật hẹp