Đời người chuyện không như ý có tới 8,9 phần, nếu ai cũng có thể dùng một tâm thái lạc quan, bao dung đi đối mặt với 8,9 phần không như ý đó, vậy thì, khó khăn cũng sẽ trở thành thời cơ.
Chúng ta thấy ai đó đăng một bức ảnh về một thứ gì đó thú vị, chúng ta đọc được một bài báo thú vị, xem được một video hấp dẫn…, và rồi, bỗng nhiên cũng muốn làm điều đó, và đột nhiên, cuộc sống của chúng ta chuyển sang một hướng mới.
Đừng vì danh lợi mà bỏ quên gia đình, bạn mất tiền có thể từ từ tìm lại, nhưng bạn mất gia đình thì sẽ hối hận cả đời!
Thời gian luôn công bằng với tất cả mọi người, vậy nên hãy sử dụng thời gian một cách sáng suốt. Cách chúng ta đối xử với thời gian, phản ánh trí tuệ và khả năng của mỗi người.
Đọc sách cũng giống như lột củ hành tây, từng tầng từng tầng một bóc ra, ý muốn nói chúng ta trong quá trình đọc sách, quan trọng nhất không phải là đọc xong một cuốn sách thì xem như hoàn thành, mà là một quá trình biến “đọc” thành “dụng”, cuối cùng biến nó thành một hệ thống đọc.
Người thông minh và thành công rất giỏi điều hòa cảm xúc của bản thân. Họ có trách nhiệm, họ bao dung, tỉ mẩn và chuyên nghiệp, quyết đoán và cả lãng mạn.
Murakami Haruki đã trở thành một hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh như: “nhà văn được yêu thích nhất”, “nhà văn best – seller”, “nhà văn của giới trẻ”, “nhà văn Nhật Bản được yêu thích nhất ở nước ngoài”…
Trí óc chúng ta rất “buồn cười”, những thành kiến yếu đuối luôn được định hình bằng những kinh nghiệm, sự kiện và trí nhớ. Qua thời gian, những định kiến đó sẽ làm cho chúng ta hình thành những kết luận không chính xác, từ đó tác động đến cách chúng ta nghĩ, những gì chúng ta tin và những quyết định chúng ta thực hiện
Hóa ra vị thẩm phán tối cao nhất lại luôn ngự trong chính lồng ngực mỗi người. Không có sự xấu hổ nào khác ngoài nỗi xấu hổ trong chính mình, và không có hình phạt nào khác ngoài luật trừng phạt Poena Talionis mà mỗi cá nhân tự áp lên chính mình
Bạn trân trọng chính mình khi bạn dám chân thành và đối diện với những gì đang diễn ra bên trong mình, bao gồm các suy nghĩ và cảm xúc của mình trong quá trình tiếp xúc với đời sống
Trân trọng mình cũng không có nghĩa là bạn tin tưởng vào suy nghĩ của mình, hoặc cho rằng các cảm xúc của mình là đúng đắn
Khi chúng ta đứng ở cự ly gần, thứ chúng ta nhìn thấy được sẽ chỉ toàn là rác, nhưng khi đứng ở trên cao, phóng tầm mắt nhìn tứ bề, thứ ập vào mắt chúng ta lại là phong cảnh lộng lẫy của cả một thành phố.
Sự bạc nhược của một người, sự phá hoại của một người, sự vô tâm của một người với chính cuộc đời mình, thiếu trách nhiệm và lùi bước trước những yêu cầu thay đổi, sẽ là động lực để người còn lại có thêm một năng lượng, để ý chí họ nhìn ra điều đấy và phát triển lên một trạng thái cống hiến, một trạng thái có thể thay đổi cuộc đời. Và đấy là chuyện thường xảy ra
Lão Tử nói: “Làm việc khó từ việc dễ, làm việc lớn từ việc nhỏ. Các việc khó khăn trong thiên hạ, đều do từ việc dễ mà thành. Các việc lớn trong thiên hạ, đều từ việc nhỏ mà nên. Cho nên thánh nhân suốt đời không làm chuyện lớn, mà vẫn nên được chuyện lớn”.
Phương pháp trị liệu của viết đòi hỏi điều bạn viết được nhận xét bằng một lý trí tỉnh táo, ghi nhận ra những hiện trạng của mình và cố gắng ghi ra những lời quyết tâm, cố gắng vượt bỏ nó
Khi phụ nữ bận lòng: “Anh đang ở đâu đấy?”, không phải họ nghi hoặc hay ghen dỗi, chỉ là họ muốn nói: “Cũng trễ rồi, nếu anh còn đang ngoài phố thì hãy về nhà sớm đi…”.
Khi không thể nhìn thấy những sai sót và điểm yếu của bản thân thì bạn không thể nào tự sửa chữa và đề cao, còn mong chi đạt được thành tựu lớn?
Con người thật ra không hiểu rõ đời sống này như con người tưởng. Điều quan trọng ở đây là, cho dù cố gắng phân tích cuộc đời, chúng ta không hiểu nó lắm.
“Bước chậm lại giữa thế gian vội vã” của Đại Đức Hae Min được xem là quyển sách dành cho tất cả những ai đang muốn tìm lại sự bình yên từ chính trong tâm hồn mình.
Bạn thân, dẫu là trời nam đất bắc, góc bể chân mây, bất cứ khi nào bạn cần, trái tim của họ cũng luôn hướng về chung một nhịp.
Thay vì lãng phí thời gian để làm “phức tạp” cuộc sống, chúng ta có thể tận hưởng những điều tuyệt vời giản dị xung quanh. Sống tối giản là cách chạm tới hạnh phúc đích thực.
Chỉ có kẻ yếu, kẻ bạc nhược mới than vãn Kẻ than vãn cuộc đời này chính là kẻ phá hoại. Kẻ than vãn ở đâu cũng là kẻ phá hoại Kẻ phá hoại đánh mất điều gì? Đánh mất năng lực bản thân, đánh mất cơ hội để cống hiến, đánh mất chính bản thân mình. Kẻ đấy giống như đã chết trên con đường của Đại Nghĩa rồi. Nên mới nói là THÍCH GIẢ SINH TỒN, chỉ người thích hợp mới sống được tiếp, mới tồn tại được tiếp.
Nếu động lực là cái hiện hình ở bên trên, thì động lực này hết sức nhỏ bé, hết sức nông cạn, hết sức bạc nhược yếu đuối, không có giá trị gì lắm. Nhưng nếu động lực là cái sâu thẳm bên dưới, thì lúc đấy nó hết sức vững, gần như không ai cản nổi. Nó có thể tiến, có thể lùi mà không ai có thể thay đổi tiến trình của nó, trừ khi nó thực sự muốn như vậy
Đối với người phương Đông, có điều khổ thế này: Giúp người ta thì đừng kể công, chắc chắn thế rồi. Nhưng không kể công thì người ta lại không biết Nên tôi có một cách nghĩ thế nào? Để tôi nói một chút về sự tinh tế của tư duy phương Đông. Khi tôi giúp một người thì tôi không kể công với họ, nhưng tôi lại phải nhắc họ là tôi vừa giúp
Tất cả những gì gây ra sự khó, khổ, nhục, sẽ khiến cho các kỹ năng ăn sâu vào người ta nhanh hơn là quá trình người ta được học trong một trạng thái được tôn trọng, được yên bình, được yêu thương. Tất cả những thứ dễ dãi hoặc thỏa mãn hoặc xoa dịu, thì đều không khắc ghi vào người ta bằng quá trình chịu khó, chịu khổ, chịu nhục – căn bản là thế
Ở trong quan hệ, nhất là bên trên với bên dưới, người mà muốn được bên trên tin tưởng, thì phải biết lùi mình, phải biết nhún mình, phải biết thu về đằng sau, phải biết làm những điều để người trên tin tưởng. Nó khó như thế. Nếu không được bên trên tin tưởng thì người đấy lên bên trên kiểu gì?
Thực ra khi bạn có một người để chê bai, bạn đã tiến đến giai đoạn Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Xuất hiện một người để chê bai ở trong một lớp là biểu hiện lớp đấy đã có một đối tượng để giải trí. Đấy là một cách để chúng ta bảo vệ tâm hồn mình. Bằng cách bảo vệ mình, chúng ta phải tàn hại người khác. Bằng cách bạn ấn dislike một người, bằng cách bạn chửi một người thông qua mạng xã hội – nó tương tự như vậy đấy. Khi chúng ta phản ứng trên mạng xã hội, chúng ta phản ứng dựa trên phổ này
Sau Trầm cảm là Tâm thần phân liệt. Tâm thần phân liệt là gì: Chúng ta cố gắng xóa đi những đoạn kí ức, xóa đi những sự kiện có thể đe dọa chúng ta, bởi vì chúng ta bắt đầu bất lực trước thực tại rồi. Tâm thần phân liệt là một trạng thái thường xảy ra ở thanh xuân, tức là thường xảy ra ở dưới 30 tuổi. Đấy là một trạng thái gần như từ chối việc giải quyết những vấn đề trong thực tại.
Trạng thái Trầm cảm này giống như một phản ứng tự vệ của tâm hồn, khi tâm hồn chúng ta tự cho phép bản thân mình thờ ơ trước thế giới xung quanh để không cảm thấy nó nguy hiểm.
Chính tâm lý và cách nghĩ của chúng ta là thứ hạn chế sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo của bản thân.