EQ cao chính là “để ý tới người khác!”

Trong một buổi liên hoan nọ, vì phần lớn mọi người đều chưa quen nhau, nên khi chụp ảnh hội trường, mọi người đều gượng gạo trong khoản đứng cạnh ai.
 
Lúc này tôi mới đùa nói: “Ai chà, mặt tôi to, ai đứng cạnh tôi mặt lập tức sẽ nhỏ nhắn lại ngay, mọi người không mau chớp lấy vị trí vàng này đi!”, mọi người nghe xong ai nấy đều cười vui vẻ, không khí gượng gạo được xóa bỏ.
 
Câu chuyện này nói cho chúng ta một điều rằng, nếu muốn kéo gần khoảng cách giữa bạn và người lạ, trước tiên hãy để đối phương không còn đề phòng với bạn. Bởi lẽ mọi người đều là lần đầu gặp nhau, không biết đối phương là địch hay là bạn, về mặt sinh học, đại não sẽ nhắc nhở chúng ta luôn đề cao trạng thái cảnh giác, tương tự như kiểu cả hai đều đang giơ súng vậy.
 
Nếu bạn đùa vui một chút, đồng nghĩa với việc bạn hạ thấp thế bắn, bộc lộ điểm yếu cho đối phương thấy, là người bỏ súng xuống trước, lúc này, đối phương sẽ cảm thấy rằng “à, không còn nguy hiểm nữa”. Bộc lộ khuyết điểm chỉ là chuyện nhỏ, quan trọng là nó giúp bầu không khí trở nên tự nhiên hơn, giao tiếp cũng sẽ trở nên thoải mái hơn.
 
Ngược lại, nếu bạn lấy người khác ra làm trò đùa, người khác chắc chắn sẽ không vui. Nhớ kĩ: đùa giỡn về mình, là hài hước; nhưng đùa giỡn mà đối tượng là người khác thì đấy gọi là công kích.
 
Tóm lại, EQ cao trong đối nhân xử thế, không nằm ở cảm nhận của bạn mà là nằm ở cảm xúc của đối phương. Có thể với bạn đó là một cuộc đối thoại hết sức bình thường, nhưng đối phương lại không thoải mái khi nghe. Thước đo cảm nhận của mỗi người là không giống nhau, cái gọi là EQ cao, chính là “để ý tới người khác!”
 
– Theo Alexx –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.