Đừng giúp người khác đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống, ngay cả khi người đó là người thân nhất của bạn. Bởi vì, đó là cuộc sống của họ. Đừng để hối tiếc lớn nhất của người khác liên quan đến bạn.
Tác phẩm bao quát nội dung khá rộng, ví dụ: Nỗi sợ, Nghi ngờ bản thân, Sự căng thẳng, v..v… Với mỗi vấn đề, tác giả đều đi rõ từ nguyên nhân, biểu hiện, đến những tác hại/lợi ích mà nó mang tới và cách ta điều chỉnh phản xạ để đạt được kết quả tốt hơn.
Ép buộc bản thân trở thành một người tốt và làm những điều mà bạn không giỏi không chỉ làm tăng áp lực, hoang phí công sức và thời gian, mà còn có thể gây phản tác dụng. Do đó người ta mới có câu: “Vật cực tất phản”!
Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ và tâm trạng trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc đời mình. Điều đó sẽ thay đổi cách nhìn của ta về hầu hết mọi việc, và đem lại cảm nhận, cũng như trải nghiệm tốt hơn về cuộc sống.
Nếu biết kiếm tiền, thì cũng phải biết tiêu tiền. Không phải tiêu cho bằng hết, mà là sử dụng cho bản thân, đầu tư cho chính mình, bao gồm cả sở thích, niềm vui… Bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của con người âu cũng là hạnh phúc mà thôi.
Bạn đang có một công việc kiếm sống nhưng bạn gặp khó khăn trong việc vươn lên một tầm cao mới? Bạn mong muốn tự chủ về tài chính? Bạn đang ngập trong đống nợ nần và loay hoay tìm cách thoát ra? Bạn chi nhiều hơn thu và không thể tìm ra cách để chấm dứt? Học cách tiêu tiền chính là giải pháp cho những vấn đề đó.
Diễn giải các góc nhìn sâu sắc từ việc quản lý nghiệp vụ đến công việc xã giao, từ học cách làm người đến cách ứng xử thường ngày, từ sức khỏe đến tình yêu và gia đình. Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ hiểu rằng: Thành công không đến từ những lý thuyết suông mà đến từ những chi tiết nhỏ bé được tích lũy mỗi ngày.
Đôi mắt trẻ thơ luôn là đôi mắt trong trẻo nhất, niềm vui của trẻ thơ luôn là niềm vui hân hoan nhất trên đời này. Đứa trẻ ấy còn ở trong ta không? Bằng hành trình thực tập sống của mình, tác giả trả lời ta rồi đó. Đứa trẻ ấy vẫn luôn hiện hữu trong ta, chỉ chờ được đánh thức mà thôi!
Kỷ luật tự giác không phải là một sự lựa chọn bắt buộc, mà là một sự thay đổi tích cực. Khi kỷ luật tự giác trở thành thói quen, chúng ta sẽ và đạt được những thành tựu phi thường trong lĩnh vực mà mình đang làm.
Khi mờ mịt mông lung, khi rối rắm không biết phải làm sao hay khi bê trễ trì hoãn, hoặc thậm chí cả khi suy sụp, bạn hãy mở sách ra và lật đến những câu chuyện hay trường hợp tương tự với tình trạng mà bạn đang gặp phải, rồi tìm kiếm cách có thể giải cứu bản thân và áp dụng nó vào thực tiễn để “lội ngược dòng” một cách thật ngoạn mục.
Cho dù bạn đang làm công việc gì, giữ chức vụ nào thì sức mạnh của sự hài hước luôn có thể giúp bạn một tay, khiến cuộc sống lẫn sự nghiệp của bạn trở nên hanh thông hơn, đồng thời làm cho các mối quan hệ xã hội của bạn được mở rộng.
Một người từ trong ra ngoài, có thể được chia thành năm tầng: Ngoại hình, năng lực, tính khí, nhân vật, tâm trí. Trong số đó, ngoại hình là bẩm sinh và chúng ta không có sự lựa chọn. Nhưng bốn điểm còn lại, là chúng ta tự mình tu sửa, cần phải làm cho bản thân phong phú lên. Nhìn người, phải nhìn vào bên trong. Làm người, phải nuôi dưỡng từ trong. Nếu bên trong đã thành, tự động toát sức mạnh ra ngoài.
Những người có tư duy tốt có thể giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, họ luôn luôn dồi dào ý tưởng và luôn hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Và mặc dù mỗi người vươn tới thành công theo những cách khác nhau nhưng ta đều nhận ra rằng họ có một điểm chung: Đó là cách mà họ suy nghĩ!
Bản lĩnh là tính cách, nhưng cũng là sự lựa chọn. Không có người nào sinh ra đã dũng cảm, chỉ có người tiếp tục trưởng thành trong trải nghiệm “biết rằng họ không thể làm được” hết lần này đến lần khác.
Trong một thế giới mà nỗi sợ hãi hoành hành – khi mọi người thà đứng bên lề hơn là lên tiếng chống lại sự bất công, đi theo quy ước hơn là đánh cược vào bản thân, và nhắm mắt làm ngơ trước những thực tế tồi tệ của cuộc sống hiện đại – chúng ta cần can đảm hơn bao giờ.
Người khôn biết giấu, kẻ mạnh không lộ. Biết mười phần, giấu năm phần, lộ năm phần còn lại, dùng ba phần để hòa nhập, hai phần để tu thân dưỡng tính là đủ.
Cái cảm giác có gì đó sai sai hoặc cần phải sửa chữa khiến ta luôn chạy theo những điều mà ta cho rằng nó sẽ giúp hoàn thiện con người mình. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi những thứ ta luôn cố gắng trốn tránh có thể được sử dụng như một cách giúp ta giác ngộ, kết nối với sự bình yên vốn có sẵn trong chính ta?
Nhà văn Liu Yong từng dạy con gái mình: Làm việc gì cũng phải dựa vào “cái gốc”, và làm người cũng phải trở thành người có hành động đáng tin cậy.
Cuộc sống tất bật này đã khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và đôi lúc gần như không thể kiểm soát được đời sống của chính mình. Những lúc ấy, không ít người đã tự hỏi: Cuộc
Đức như nguồn nước mênh mang, tài như sóng biển. Tài năng chỉ là những sóng trên mặt nước, phẩm chất mới là cái biển khơi không gì cản nổi. Một người chân thực, đáng tin cậy, một người lương thiện tự nhiên sẽ nhận được sự tin tưởng của người khác và nhận được sự ưu ái của số mệnh.
Cuốn sách đi thẳng vào những vấn đề cơ bản nhất của loài người. Tại sao chúng ta không thể sống hạnh phúc và mãn nguyện? Tưởng như nhân loại đã sở hữu tất cả kiến thức cần thiết để giải quyết mọi khổ đau trên đời, nhưng sự thật là các vấn đề không bao giờ thực sự được giải quyết, và chúng thường có xu hướng trở nên tồi tệ hơn
Đồ càng bắt mắt thì kẻ ác càng thèm muốn, mất đi càng nhanh; đồ càng tầm thường thì kẻ xấu càng khó tìm ra, tự nhiên sẽ an toàn hơn.
Để thành công trong cuộc sống, bạn cần rất nhiều thứ: mục tiêu đúng đắn, ý chí mạnh mẽ, năng lực chuyên môn… nhưng không thể thiếu một công cụ vô cùng hữu hiệu có thể giúp bạn vượt qua những trở ngại khi giao tiếp và xử lý các mối quan hệ xã hội, đó là thuật nói chuyện.
“Chủ động trong thế giới bị động” sẽ nói với bạn rằng bạn chỉ có thể hạnh phúc với những gì bạn thuộc về, và bạn chỉ có thể thành công hạnh phúc theo chính cách mà bạn cố gắng vì chính bản thân mình. Không theo một quy chuẩn nào hết.
Trông qua việc học cách cắt bỏ những phần dư thừa, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đồng thời biến đơn giản hóa thành một thói quen, các cá nhân và công ty có thể bắt đầu nhận ra hoạt đồng nào chỉ làm lãng phí thời gian và hoạt động nào sẽ tạo ra giá trị bền vững.
Khi trở về với chính mình, trở về với sự tĩnh lặng trong suốt, mọi đạo lý trong cuộc sống này đều sẽ tự hiện hữu trong sự nhận biết của mỗi người. Tại sao chúng ta cứ muốn người khác trả lời thay cho những lăn tăn bên trong mình, trong khi ta có thể lắng đọng, khơi dòng và tĩnh lặng ra khơi trong hành trình tuyệt đẹp của nội tâm.