Cũng như hình thức bên ngoài, nội tâm của chúng ta cũng rất đa dạng – nếu như không nói là khó đoán. Có những quy tắc ngầm về hành vi con người. Việc của ta là phải tìm cho ra chúng.
Tướng do tâm sinh, ngôn do tâm sinh. Những người nói ra những lời không có đạo đức, vô căn cứ, là những người mang đầy năng lượng tiêu cực, thế giới bên trong của họ vô cùng ảm đạm và cằn cỗi. Người như vậy không chỉ tự khiến bản thân mệt mỏi, mà về lâu dài còn mất đi rất nhiều bạn bè.
Chúng ta đều muốn thành công, được người khác quý mến và tôn trọng. Chúng ta muốn được trở thành cộng sự đắc lực và là một thành viên không thể thiếu trong tổ chức. Nhưng lại không biết làm thế nào để giao tiếp suôn sẻ, làm thế nào để nói “Không” và làm được việc là làm như thế nào?
Đường đời dài đằng đẵng là thế, chúng ta phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn và quyết định. Thay vì cố gắng tìm một câu trả lời hoặc giải pháp hoàn hảo, hãy học cách chấp nhận sự bất định này, tiếp tục học hỏi và tiến bộ từng ngày.
Nếu có một điều mà bạn nhất định phải nhớ trong cuộc đời này, thì đó chính là: Luôn luôn có một cách sống tốt hơn, chỉ là bạn chưa từng lựa chọn nó mà thôi!
Khi tâm tĩnh lặng thì mới có thể rộng lớn, sâu sắc như bầu trời cao xa. Có duy trì tâm thái tốt thì mới khắc chế được tính nóng vội. Người có thể tĩnh lặng được như thế thì tầm nhìn mới lâu dài, cao xa được.
Làm thế nào để rèn tập bản thân mình tốt nhất? Mỗi con người đến với cuộc đời này đều có mục đích riêng, trong quá trình trưởng thành, mục đích ấy có thể xô lệch, biến đổi. Dù vậy, hầu hết mọi mục đích đều hướng đến việc: trở nên tốt hơn. Tốt hơn ấy, là giàu có hơn, sung túc hơn, thành công hơn.
Cảnh giới của sự khôn ngoan ở đời nằm trong 6 chữ: “Tẫn nhân sự, nghe thiên mệnh”, tức là làm hết sức mình và tuân theo số mệnh.
Sự tự huyễn – được coi là những cơ chế phòng vệ của bản ngã, có thể giúp chúng ta sống tốt hơn, gặt hái được nhiều điều hơn trong cuộc sống nhưng đồng thời, nó cũng làm lộ rõ bản chất, khao khát sâu thẳm của một con người thông qua những vui buồn, giận dữ, sợ hãi, mộng mơ…
Nhân sinh trên đời sẽ luôn có những người và những điều bạn không thể hiểu hết, đừng quan tâm quá, hãy mỉm cười và qua đi.
Tại sao cần buông bỏ? Buông bỏ bằng cách nào? Hàng nghìn năm tri thức tinh thần và một trăm năm tâm lý học hiện đại đã đúc kết thành một hệ thống những bài thực hành trực diện, đơn giản và hiệu quả trong cuốn sách này.
Bản thân là kim cương dao cắt không sứt hay đồ sứ mong manh dễ vỡ, bạn phải tự hiểu lấy mình. Giống như lời Lão Tử từng nói, “Kẻ biết người là kẻ khôn, người tự biết mình là người sáng suốt.”
Rõ ràng theo bản năng, ai cũng muốn được công nhận, được nổi bật, được thoải mái. Tuy nhiên, thay vì cố gắng làm việc, phấn đấu để đạt được những điều đó, không ít người lại tự tô vẽ những hình ảnh đẹp đẽ để làm thỏa mãn nhất thời cái gọi là “hữu danh vô thực”.
Trang Tử đã từng nói: “Những kẻ ham mê dục sắc thì đều nông cạn”. Gia Cát Lượng cũng từng nói: “Đạm bạc để sáng tỏ chí lớn, yên tĩnh để chí hướng xa xôi” Cuộc đời con người giống như một hồ nước sâu muốn thông thái sáng tỏ thì phải giữ cho tâm hồn luôn vô tư tĩnh lặng.
Bạn có thể hạnh phúc và thành công nếu sống có ý thức, mục đích rõ ràng và khiến công nghệ phục vụ bạn (không phải ngược lại). Đạt được điều đó không khó như người ta tưởng – đó là làm những việc nhỏ mỗi ngày để xây dựng thói quen tốt, năng suất cao hơn và cuộc sống trọn vẹn hơn.
Tác giả 23thang12 dẫn bạn đi qua từng chương sách từ “Tư duy” đến “Kỹ năng”, nơi bạn đọc sẽ học được cách trân trọng hơn hành trình phát triển của bản thân mình. Dù mỗi ngày bạn chỉ nhích được thêm 0,1%, đó cũng được coi là thành quả.
Chỉ khi có một nội tâm vững vàng, chúng ta sẽ không còn dễ dàng bỏ cuộc và mất phương hướng nữa.
Cuốn sách “21 Kỹ Năng Trí Thông Minh Nội Tâm” là một tài liệu vô cùng quan trọng và thích hợp cho những người đang tìm kiếm sự hiểu biết về khái niệm “nội tâm”.
Làm thế nào bạn có thể yêu một người đúng cách nếu bạn không học được cách yêu thương bản thân vô điều kiện? Khi bạn yêu bản thân có điều kiện, bạn không thể yêu người khác vô điều kiện, vì bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có.
Trong cuộc sống, có những niềm vui, thì có cả những nỗi buồn, có sự hân hoan, thì có cả những đớn đau. Đó là sự vẹn tròn của cuộc sống. Bạn không thể tìm thấy được ý nghĩa của đời mình nếu chưa từng trải qua bi thương, hay nếm trải sự hạnh phúc.
Cuộc sống đầy rẫy những điều không như ý, nếu chuyện gì cũng so đo tính toán thì chỉ tự làm khổ chính mình.
Tối giản là chìa khóa giúp chúng ta có những lựa chọn có ý nghĩa, qua đó có thể kiểm soát cuộc sống một cách ý thức hơn.
Người ta thường nói: “Một chiếc tách rỗng mới có thể đựng trà ngon. Một trái tim trống mới có thể chứa đầy vạn vật”. Tối giản là kim chỉ nam cho cuộc sống chất lượng, cũng là triết học trong đối nhân xử thế.
“Vẻ đẹp của sự vừa đủ” giúp bạn nắm bắt mọi cơ hội có được, dù nhỏ bé đến đâu. Bởi vì khi ta biết yêu thương chính mình và người khác một cách đúng đắn, theo thời gian, chúng ta sẽ tạo được một đường liên kết tỏa sáng rực rỡ, dẫn lối cho ta vào những thời khắc đen tối trong đời.
Đừng bao giờ lãng phí thời gian, và đừng trải qua cuộc sống này một cách mông lung. Khi bạn làm cho thời gian của bạn có ý nghĩa, cuộc sống của bạn cũng có ý nghĩa.
Đi Tìm Sisu mang đến những phương pháp đơn giản giúp mọi người áp dụng triết lý sisu vào cuộc sống hằng ngày, khám phá sức mạnh tiềm ẩn của bản thân để tồn tại và phát triển qua những giai đoạn khó khăn nhất.
Sống, ai cũng đang tìm kiếm pháo hoa rực rỡ của đời mình. Thăng rồi lại trầm, đứng lên bước tiếp là sự lựa chọn của mỗi người. Mỗi trang sách chứa đựng nhiều bài học, và mỗi ngày trôi qua cũng vậy
27 phần trong cuốn sách này giống như 27 chiếc gương – nơi bạn có thể tự soi chiếu lại chính mình trong đó.