Mô hình 4Ps và 14 nguyên lý của Phương thức Toyota bao gồm:
Giải quyết vấn đề (tiếp tục nâng cấp và học hỏi)
* Học tập liên tục có tổ chức qua Kaizen và Hansei
* Tự đi tìm hiểu để qua đó hiểu tình thế (Genchi Genbutsu)
* Đưa ra quyết định từ từ bằng cách đồng thuận
Con người và đối tác (tôn trọng, thách thức, phát triển họ)
* Phát hiện những nhà lãnh đạo sống với triết lý
* Tôn trọng, phát triển và đặt ra thách thức với nhân viên
* Tôn trọng, thử thách và giúp đỡ các nhà cung cấp
Quá trình (loại bỏ lãng phí)
* Thiết lập luồng quy trình liên tục để làm lộ diện sai sót.
* Sử dụng những hệ thống kéo để tránh sản xuất thừa.
* Bình chuẩn hóa khối lượng công việc (Heijunka).
* Dừng lại khi có vần đề về chất lượng (Jidoka)
* Chuẩn hóa các nhiệm vụ cải tiến liên tục
* Sử dụng kiểm soát trực quan để không còn một vấn đề nào bị giấu giếm.
* Chỉ đặt sự tin cậy vào các công nghệ đã được kiểm tra.
Triết lý (suy nghĩ lâu dài)
* Đưa ra các quyết định quản lý dựa trên triết lý dài hạn, ngay cả khi phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn.
Những đoạn hay trong sách:
• Nếu không thực hiện triệt để loại bỏ lãng phí thì việc áp dụng phương thức sản xuất Toyota là hoàn toàn trở nên vô nghĩa.
• Năm 1945, khi quân đồng minh tiến vào chiếm đóng lãnh thổ Nhật Bản, theo thông tin từ nguyên soái MacArthur tôi được biết rằng sức sản xuất của Nhật Bản bằng khoảng 1/8 của Mỹ. Như vậy trong thế chiến có lẽ sức sản xuất của Nhật Bản đã tăng từ 1/9 lên 1/8, nhưng dù thế nào thì việc giám đốc Kiichiro Toyoda nói là “bắt kịp nước Mỹ trong 3 năm” vẫn là không tưởng. Trong ba năm mà tăng năng suất lên 8-9 lần rõ ràng là một việc vô cùng khó khăn. Nói như vậy thì khác gì việc 10 người sẽ phải làm công việc của 100 người. Hơn nữa, 1/8 hay 1/9 xét cho cùng cũng chỉ là con số trung bình, nếu so với nền công nghiệp sản xuất ô tô đang phát triển mạnh nhất lúc bấy giờ thì có lẽ không phải chỉ dừng lại con số 1/8. Tuy nhiên, nếu xét về mặt thể lực thì không hẳn người Mỹ bỏ ra gấp 10 lần sức lực người Nhật. Tôi chắc rằng người Nhật đang tạo ra những lãng phí khá lớn nào đó. Tôi nghĩ rằng chỉ cần loại trừ những lãng phí đó thì chắc chắn năng suất sẽ tăng gấp 10 lần, và suy nghĩ đó cũng chính là khởi đầu cho phương thức sản xuất Toyota.
• Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc cuốn sách này, rồi lấy ra một ví dụ nào đó ứng dụng vào mội trường sản xuất thực tế, có lẽ nó sẽ không thể mang lại hiệu quả cải tiến. Nếu như bạn thực sự mong muốn nâng cao năng suất cũng như cải tiến toàn diện tính chất và đặc trưng của công ty mình, tôi mong rằng bạn sẽ trực tiếp quan sát hoạt động sản xuất trong nhà máy của mình, rồi đọc thật kỹ và ngẫm nghĩ về nội dung của cuốn sách này. Khi đó, dù loại hình hay cách thức mà bạn áp dụng có khác với phương thức Toyota đi chăng nữa, bạn cũng có thể phán đoán được điều gì là quan trọng đối với sự phát triển của công ty mình, và cần phải thực hiện việc cải tiến như thế nào là hợp lý nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.