Chấp nhận người đến kẻ đi, để yêu và ghét được tự do

Sống ở đời, người đến kẻ đi, “không có bữa tiệc nào là không tàn”, người nên quên đi thì cứ việc quên, chấp nhận “tan rồi lại hợp”, thay vì loay hoay không tìm thấy lối ra. chi bằng ngừng làm bản thân tổn thương, dễ dãi với mình một chút, tập trung vào cuộc sống hiện tại.

Hãy yêu bản thân mình trước và mọi thứ sẽ đâu vào đấy

Yêu bản thân là cam kết với con người của bạn, hiểu được nhiều sắc thái khác nhau đối với danh tính của chính mình và thể hiện bản thân ở mức độ quan tâm và thân mật mà chúng ta thường dành cho người khác.

Đừng để hối tiếc lớn nhất của người khác liên quan đến bạn

Đừng giúp người khác đưa ra quyết định quan trọng trong cuộc sống, ngay cả khi người đó là người thân nhất của bạn. Bởi vì, đó là cuộc sống của họ. Đừng để hối tiếc lớn nhất của người khác liên quan đến bạn.

Làm việc tốt cũng cần phải có chừng mực

Ép buộc bản thân trở thành một người tốt và làm những điều mà bạn không giỏi không chỉ làm tăng áp lực, hoang phí công sức và thời gian, mà còn có thể gây phản tác dụng. Do đó người ta mới có câu: “Vật cực tất phản”!

Cách sống thoải mái nhất là có năng lực kiếm tiền và tiêu tiền một cách thông minh

Nếu biết kiếm tiền, thì cũng phải biết tiêu tiền. Không phải tiêu cho bằng hết, mà là sử dụng cho bản thân, đầu tư cho chính mình, bao gồm cả sở thích, niềm vui… Bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của con người âu cũng là hạnh phúc mà thôi.

Phát triển 8 thói quen kỷ luật tự giác sau đây, và cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn

Kỷ luật tự giác không phải là một sự lựa chọn bắt buộc, mà là một sự thay đổi tích cực. Khi kỷ luật tự giác trở thành thói quen, chúng ta sẽ và đạt được những thành tựu phi thường trong lĩnh vực mà mình đang làm.

Dùng tâm đối tâm, là cách đối nhân xử thế đúng đắn

Có thể sẽ có người cảm thấy, làm người chỉ cần sống thật với chính mình là tốt rồi, nói chuyện làm việc còn phải lo lắng người khác thoải mái hay không, chẳng phải là quá mệt mỏi sao? Song trên thực tế, giữa con người với nhau luôn có sự qua lại, sợi dây liên kết nào đó. Muốn người khác tốt với bạn, trước tiên hãy học cách tốt với họ.

Bản lĩnh là tính cách, nhưng cũng là sự lựa chọn.

Bản lĩnh là tính cách, nhưng cũng là sự lựa chọn. Không có người nào sinh ra đã dũng cảm, chỉ có người tiếp tục trưởng thành trong trải nghiệm “biết rằng họ không thể làm được” hết lần này đến lần khác.

Một người chân thực, đáng tin cậy tự nhiên sẽ nhận được ưu ái của số mệnh

Đức như nguồn nước mênh mang, tài như sóng biển. Tài năng chỉ là những sóng trên mặt nước, phẩm chất mới là cái biển khơi không gì cản nổi. Một người chân thực, đáng tin cậy, một người lương thiện tự nhiên sẽ nhận được sự tin tưởng của người khác và nhận được sự ưu ái của số mệnh.

Tư duy Fermi: Chỉ khi đơn giản hóa sự phức tạp, ta mới đạt được kết quả mà mình mong muốn

Khi Enrico Fermi, cha đẻ của vật lý hạt nhân hiện đại, giảng dạy tại Đại học Chicago, ông đã đề xuất một cách tư duy để giải quyết các vấn đề khó: “Đối mặt với một mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều mục tiêu cấp phụ, khi bắt tay vào làm, chúng ta sẽ rất nhanh chóng đạt được mục tiêu cấp phụ ấy. Vậy thì dần dần, chúng ta sẽ không còn cách mục tiêu cuối cùng bao xa nữa.”
 

Tư duy Laconia: Lời ít nhưng ý nhiều

Nhà thiết kế Hara Kenya từng nói: “Càng sử dụng nhiều cách diễn đạt để diễn tả một điều gì đó, chúng ta càng khó có thể miêu tả nó chuẩn xác.” Cao thủ ra chiêu, lợi hại nhất chính là không làm gì nhưng vẫn thắng.

Tư duy Columbus: Bất kể là chuyện gì, chỉ cần dám nghĩ, sẽ luôn có phương pháp

Chưa nhìn thấy biển sao biết biển rộng lớn tới đâu, chưa xuống biển sao biết biển sâu như nào. Bất kể là chuyện gì, chỉ cần dám nghĩ, sẽ luôn có phương pháp; bất cứ nơi nào, chỉ cần dám đi, sẽ luôn có đường cho bạn.

Tư duy Tôn Tử: Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng

Nhà triết học Baltasar Gracián nói: “Thứ mà một người thông minh nhận lại được từ kẻ thù còn nhiều hơn thứ mà một tên ngốc học được từ bạn của mình.” Đối thủ cạnh tranh không chỉ là bức tường chắn trước mặt chúng ta, mà họ còn là một tấm gương, cho phép chúng ta soi lại bản thân và phát triển nhanh chóng hơn.

Nếu chỉ biết nhìn theo người khác, bạn sẽ chỉ ngày một lạc hướng trên con đường của mình

Nếu bạn cứ giữ cái trạng thái làm theo người khác, bản thân sẽ rất dễ mất đi chính kiến, tư duy. Nói như vậy không phải để khuyên mọi người không kết bạn, mà là để bạn biết rằng, nhất định phải có cho mình tư duy và mục tiêu phấn đấu riêng. Nếu cứ chỉ biết nhìn theo người khác, bạn sẽ chỉ ngày một lạc hướng trên con đường của mình mà thôi.

Làm không được thì nhìn lại bản thân

“Tự nhìn nhận” cũng là sự giáo dục bắt nguồn từ nội tâm của một người, và đó cũng là một cách lý tưởng để giúp họ ngày một trưởng thành. Đó cũng khi là lý do người ta thường nói: Trưởng thành, chín chắn thật sự là khi thấm nhuần tư tưởng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Kỷ luật tự giác là điều kiện tiên quyết để kiểm soát cuộc sống

Sống kỷ luật không phải là gò bó trong khuôn khổ chật hẹp, mà là đi một giới hạn, chuẩn mực nhất định. Không làm phiền đến ai, mà cũng không làm hại chính mình. Chỉ đơn giản ở việc rèn luyện ngủ sớm dậy sớm, ngưng thức khuya lướt điện thoại cũng là một thói quen kỷ luật giúp cuộc sống ngày một chất lượng hơn.

“Tự giảng hòa” với chính mình

Có người nói: “Đời người là không ngừng thuyết phục và đồng hành với chính mình”. Phải hiểu rằng, trên thế giới này không có người hoàn hảo, đương nhiên cũng chẳng có cuộc đời vẹn nguyên. Sự mỹ mãn trọn vẹn ở đây, hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và sự hài lòng của mỗi người.

Làm thế nào để rèn luyện bản thân sở hữu khí chất hơn người?

Khí chất phải được kết hợp từ nội tâm và vẻ ngoài. Một người có khí chất không thể nào ăn mặc khiến ai nhìn vào cũng chướng mắt, cũng không thể nào khoác lên mình bộ đồ chỉn chu lộng lẫy mà bên trong lại xấu xí muôn phần

Nếu bạn muốn nhìn thấy sự thay đổi của thế giới, đầu tiên cần thay đổi chính mình

Nếu như một người lương thiện, thì thế giới của anh ta cũng sẽ lương thiện; một người độc ác, thì thế giới của anh ta cũng chẳng thể bình yên. Cải biến thế giới có lẽ rất khó, nhưng cải biến chính mình lại tương đối dễ dàng. Cầu người chi bằng cầu mình, cải biến thế giới chi bằng cải biến chính mình.

Trước khi phán đoán về thế giới, hãy nhìn lại mình trước

Mỗi người chúng ta đều phức tạp đến mức khó ai có thể nhìn thấu đáo bản thân mình, nhưng chúng ta cũng đều sở hữu một trí tuệ mà chúng ta không thể hiểu được. Vì vậy, chỉ cần bạn có chút ý nghĩ muốn dừng lại, hãy dừng lại ngay lập tức.

Muốn thành công, phải thành thật với bản thân về một số điểm yếu lớn nhất của mình

Nếu muốn thành công, hay đơn cử là chỉ muốn thay đổi bản thân, hãy bắt đầu từ việc cải thiện điểm yếu của mình rồi từ đó tự tin thách thức bản thân với những lĩnh vực mới hơn. Cuộc sống là quá trình khám phá mỗi ngày, vì vậy, đừng để điểm yếu khiến bạn dẫm chân tại chỗ.

Sự vĩ đại đến từ sự chăm chỉ

Romain Rolland đã viết trong cuốn “Tiểu sử của những người nổi tiếng” rằng sự đau khổ mà một người phải gánh chịu thường tỷ lệ thuận với hạnh phúc mà người đó đạt được. Năng lượng trong thế giới này là bảo toàn, nếu bạn muốn có được thứ gì đó, bạn cần phải trả một thứ tương đương để đổi lấy.