Hành trình để yêu bản thân không khác gì việc bạn sẽ phải đối mặt với những góc tối của chính mình, những nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất của chính mình. Đó là lý do vì sao nhiều người không biết yêu bản thân, bởi không phải ai cũng muốn ngồi xuống và trò chuyện với chính mình.
Lúc bạn thực sự bắt đầu hiểu được làm thế nào để yêu bản thân vô điều kiện và khiến bản thân hạnh phúc, tình yêu của bạn sẽ truyền tới những người bên cạnh một cách tự nhiên, tình yêu này mới là tình yêu thuần khiết, không mang tính kiểm soát và không vụ lợi.
Kiếm tiền là để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, tiết kiệm tiền là để có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong giai đoạn khó khăn. Tiền kiếm được cho thấy năng lực của bạn, thái độ với tiền quyết định tiền có thể giúp bạn được tới đâu.
Tinh thần thực sự của kế hoạch tài chính nằm ở chỗ từng bước đạt được các mục tiêu và nhu cầu tài chính trong mọi giai đoạn của cuộc đời, và cuối cùng là đạt được cuộc sống hạnh phúc và sung túc. Do đó, dù đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, bạn cũng phải chú ý đến việc lập kế hoạch tài chính.
Đối với nhiều người, “tình yêu” vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Họ luôn mong muốn có được một tình yêu đích thực nhưng không biết phải làm như thế nào. Nhưng ít ai biết rằng, tình yêu của chúng ta chính là một dáng hình khác của mối quan hệ với chính mình. Vậy nên phải thấu hiểu bản thân thì mới có được một tình yêu hạnh phúc.
Bí Mật của Hạnh Phúc thực sự là một cuốn sách mới mẻ và sâu sắc với những ý tưởng độc đáo có giá trị vĩnh hằng sẽ giúp bạn một cách nhìn, cách cảm nhận và tìm ra con đường đến Hạnh Phúc đích thực của chính mình.
Trong thời đại kinh tế tri thức như hiện nay, chỉ có học hỏi mới là thẻ thông hành duy nhất dẫn tới tương lai. Trong đời đại tốc độ, thay đổi và đầy rẫy những nguy cơ như hiện nay, chỉ có không ngừng học hỏi mới không bị thời đại bỏ lại phía sau.
Khi học được cách tôn trọng bản thân đúng nghĩa, chúng ta sẽ thoát khỏi mọi gông cùm về tư tưởng để tự do tung cánh, được bộc lộ trọn vẹn tính cách và năng lượng cá nhân, cũng như sống hòa hợp với tập thể, thanh thản trước mọi thăng trầm của cuộc đời.
Bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn xây dựng được một thương hiệu (nhãn hiệu thương mại) cho doanh nghiệp và cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu như hiểu rằng “thương hiệu” là “cái hiệu được thương” thì cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn có cái “hiệu” (nổi tiếng) thì không khó, nhưng để cái “hiệu” đó được “thương” (uy tín) là điều không hề dễ dàng. Và “Tốc độ của niềm tin” (Speed of Trust) là một trong số những cuốn sách hay nhất về cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà tôi từng biết.
Thuật ngữ “burnout syndrome” lần đầu tiên được nhắc đến trong một bài báo khoa học do Herbert Freudenberger công bố trên một tập san về tâm lý học năm 1974.
Cuốn sách này dành tặng bất cứ ai để hiểu và cân bằng giữa công việc, cảm xúc của bản thân và cuộc sống cá nhân của chính mình. Bất cứ ai cũng có thể trở nên “cháy sạch” trước áp lực của cuộc sống này, vì vậy hãy để cuốn sách này đồng hành cùng bạn!
Và bây giờ đây là bí mật của tôi, một bí mật rất đơn giản: Đó là chỉ bằng trái tim thì con người mới có thể nhìn nhận một cách đúng đắn; những điều quan trọng thường vô hình với mắt của chúng ta.
Có bao giờ bạn chán nản vì bao nỗ lực mình bỏ ra bỗng trở thành công cốc khi mục tiêu bạn theo đuổi cứ trượt khỏi tầm tay và trở thành điều không thể làm được? Nếu có thì “Dám nghĩ nhỏ” (Think small) của Owain Service và Rory Gallagher chính là cuốn cẩm nang có thể giúp bạn thay đổi điều đó.
Bạn thấy đấy cuộc sống tuy nhàn nhẫn nhưng cũng rất công bằng. Nhà văn Stefan Zweig từng nói: “Món quà nào của số phận cũng đều được đánh dấu cái giá phải trả”. Không có nền tảng vững chắc, nhà cao tầng sẽ nhanh chóng sụp đổ. Không có sức mạnh chống đỡ, cho dù có bạn có bao nhiêu cuối cùng cũng chỉ trở thành ảo ảnh. Thế giới này không bao giờ ổn định, chỉ có dựa vào chính mình, bạn mới có thể tự tin tiến về phía trước.
Với cuốn sách này, bạn đọc có thể kiểm tra độ “nghiện khổ” của bản thân thông qua những bài trắc nghiệm xen kẽ trong hành trình tìm hạnh phúc của nhân vật chính. Những bài học ngắn gọn cũng được tác giả ghi chú kỹ ở mỗi chương, để ta có thể suy ngẫm, gieo vào lòng một hạt lành và chờ mầm sống mọc lên.
kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.
Tuyển tập bài viết trong ‘Ngẫm chuyện xưa nay’ được trích xuất từ vốn sống, vốn đi và sự ngẫm suy của tác giả trong hàng chục năm làm “xuất nhập khẩu văn hóa” sẽ khơi dậy trong lòng mỗi độc giả tình yêu, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm cá nhân để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt.
Trên thế giới này làm gì có công việc nào “lãi, dễ và nhanh giàu”. Dù có cũng không đến lượt chúng ta. Bởi vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải biết bỏ công sức, phải biết cống hiến. Cống hiến vì ước mơ và hy vọng của bản thân. Nếu sống mà không có ước mơ, không có sự theo đuổi, vậy thì đời này chẳng có ý nghĩa gì cả.
Cuốn sách bao hàm nhiều thông điệp tích cực, sẽ vực bạn khỏi sự trì trệ, sự lo lắng và nỗi sợ thất bại. Hãy tiến về phía trước, kiên định với mục tiêu của mình. Vốn dĩ, bản thân bạn đã vô cùng mạnh mẽ, hãy tự mình biến nguyện ước chân thành trong trái tim thành hiện thực.
Đưa bạn vào một chuyến đi qua nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học, khoa học máy tính, robot, thuyết tiến hóa,…. tất cả chỉ với mục đích làm sáng tỏ cách vận hành của tư duy, mục đích vận hành và đáp án cho những câu hỏi trên giải thích tại sao tư duy con người lại có thể vừa nông cạn vừa đột phá đến thế.
“Ngôi nhà” là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn – thứ thuộc quyền sở hữu cá nhân. Ngôi nhà ấy được chia thành nhiều căn phòng khác nhau. Ta luôn có nhiều căn phòng sẵn sàng chào đón bất cứ vị khách nào ghé thăm. Và quyền để ai, khi nào bước vào căn phòng trong tâm hồn hoàn toàn thuộc về bản thân chúng ta.
Ta đến đâu để tìm được niềm vui? Tiêu chuẩn chính xác để đo lường thành công là gì? Làm sao để kiểm soát cơn thịnh nộ? Làm sao để hiểu được ý nghĩa cuộc đời? Làm sao ta vượt qua nỗi bi thương? Câu trả lời cho tất cả những trăn trở trên, cũng như nhiều băn khoăn khác nữa, đều hiện hữu trong chủ nghĩa khắc kỷ.
Làm người không được hẹp hòi và tầm thường, không nên vì tiểu tiết mà đánh mất đại cục. Bạn cần phải được mở rộng tầm mắt và học được cách cởi mở, không khép mình với đời. Bạn hãy đứng từ trên cao mà ngắm nhìn cuộc sống. Tấm lòng rộng mở thì tầm nhìn mới không bị cản trở, chỉ khi ấy bạn mới có thể làm nên nghiệp lớn.
Từ thời Phục hưng, nhà văn nổi tiếng người Pháp Michel Eyquem de Montaigne (1533-1592) đã viết: “Giá trị của cuộc đời không nằm ở số ngày mà bạn có thể sống, mà nằm ở cách chúng ta sử dụng nó, một người có thể có tuổi thọ rất cao nhưng thực ra lại sống rất ít”.
Con người, có một phần độ lượng, sẽ thêm một phần khí chất, con người có thêm một phần khí chất, sẽ thêm một phần nhân duyên, con người thêm một phần nhân duyên, là thêm một phần sự nghiệp, tích thiện thành đức, tu thân dưỡng tính.
Xuyên suốt các chương sách là những diễn giải của vị triết gia về tâm trí và cảm xúc của mỗi cá nhân, với trọng tâm rằng: thế giới nội tâm của mỗi người sẽ định hình nên thế giới bên ngoài của họ, quyết định xem môi trường xung quanh họ là một vùng đất tốt lành hay tồi tệ.