Đối với những tâm hồn bay bổng, mỗi khi mưa sẽ khiến bạn nhớ lại những kỷ niệm vui buồn, với những cảm xúc rất đặc biệt. Cùng xem gợi ý mà Rigo mang đến cho bạn nhé!
1- Khu vườn ngôn từ – Shinkai Makoto
Khái niệm tình yêu trong tiếng Nhật hiện đại là luyến hoặc ái, nhưng vào thời xưa nó được viết là cô bi, nghĩa là nỗi buồn một mình. Shinkai Makoto đã cấu tứ Khu vườn ngôn từ theo ý nghĩa cổ điển này, miêu tả tình yêu theo khái niệm ban sơ của nó, tức là cô bi – nỗi buồn khi một mình thương nhớ một người.
Những ngày mưa triền miên.... Nơi hàng hiên ngập tràn màu xanh của một khu vườn Nhật Bản… Có một cảm xúc êm dịu đến không thốt nên lời cứ thế manh nha, tựu hình và lửng lơ tồn tại. Trong lúc dòng đời cuồn cuộn chảy trôi, tất cả hối hả tiến về phía trước, thì cậu và cô lại dừng chân, chìm xuống trong tĩnh lặng riêng mình, và ở cái vũng tĩnh lặng đó, họ tìm thấy nhau. Dần dần và mạo hiểm, quên đi cả các chênh lệch về tuổi tác và vị trí, họ thả hồn mình trôi về nhau hòa điệu.
Làm nền cho tất cả là mưa rơi không ngừng, là lá mướt mát rung rinh. Nhưng khi mưa tạnh và trời quang trở lại, mọi đường nét của hiện thực trở nên rõ rệt đến khắc nghiệt, thì những êm dịu và lửng lơ kia liệu còn khả năng tồn tại?
Ở tác phẩm không có sự đối lập, hoặc giả có đi chăng nữa thì cũng hết sức nhạt nhòa, chỉ có sự hài hòa được đề cao (đặc trưng của văn phong Nhật). Sự hài hòa không chỉ ở vòng xoay giữa Takumi, Mio và Yuji mà còn lan ra cả những mối quan hệ khác với thầy Nombre,và chú chó Pooh, với cả thiên nhiên cùng mùa mưa ẩm ướt.
Nét u huyền phảng phất suốt tác phẩm gây cho người đọc những cảm xúc không thể diễn tả, có một cái gì đó không chắc chắn, không rõ ràng vẫn đang tồn tại đâu đó. Ta không thấy sự đau khổ đến tột cùng của Takumi khi Mio qua đời, không thấy niềm hạnh phúc mãnh liệt của anh khi bỗng nhiên nàng quay lại, ta chỉ thấy một sự nhẹ nhàng lan tỏa trong tình yêu đó – phẳng lặng nhưng tràn ngập ở khắp nơi. Vậy mới biết, tình yêu có rất nhiều cung bậc, không phải cứ cuồng nhiệt nhiều, đau đớn nhiều đã là yêu nhau nhiều, mà có khi chỉ cần nhẹ nhàng, êm dịu như tình yêu của Takumi và Mio là đã đủ chạm đến thiên đường hạnh phúc.
Em Sẽ Đến Cùng Cơn Mưa được viết với lời văn trong sáng, ngắn gọn và đôi chút ngộ nghĩnh sẽ đem đến sự thú vị và ấm áp khi “nhấm nháp” những trang sách, có thể trong một ngày mưa nhẹ nhàng.
Tình yêu giống như chiếc ô trong suốt. Và cơn mưa là những nỗi buồn. Chúng ta là những kẻ đã từng đón nhận nỗi buồn theo cách của riêng mình. Những ngày ướt mưa khi đuổi theo một ai đó, sẽ chẳng bao giờ gọi là ngốc nghếch hay phí hoài thanh xuân. Đơn giản là người ta đang đuổi theo hạnh phúc của riêng mình, dẫu cho kết cục có không vẹn toàn đi chăng nữa.
Nhưng khi người ta không đấu tranh tất cả cho tình yêu đó, thì nó sẽ là một sự ân hận lớn nhất trong cuộc đời. Và tôi biết trong thế giới này, vẫn còn rất nhiều chiếc ô chia mưa. Một người chấp nhận lạnh ướt để một người cảm thấy ấm áp.
Năm chàng trai Tạ Minh Hòa, Tạ Mạnh Học, Liêu Anh Hoằng, Trương Gia Huấn, Kha Cảnh Đằng, năm tính cách khác biệt nhưng mang “nhiệt huyết nam nhi tưng bừng” của mình yêu cùng một cô gái thanh tú, ngoan hiền và học giỏi nhất lớp, Thẩm Gia Nghi.
Tuổi thanh xuân ấy,
Kha Cảnh Đằng – “chuyên gia quậy phá đứng đầu bản danh sách đen” không bao giờ bị đánh bại bởi những hình phạt do thầy cô đưa ra nhưng lại cảm thấy tự ti xấu hổ khi đứng trước Thẩm Gia Nghi.
Tuổi thanh xuân ấy,
Chiếc áo học trò của Kha Cảnh Đằng đầy những dấu mực xanh do đầu bút của Thẩm Gia Nghi đâm vào…cho đến khi anh quay lại.
Một lần để nói: “Kha Cảnh Đằng, tớ bảo này, hôm qua ngoài cửa nhà tớ có một con chó hoang, tên là Tiểu Bạch…”. Lần khác để hỏi: “Cậu làm gì mà ngủ say như chết vậy, hôm qua thức đêm hả?”
Những chấm mực xanh kia nhưng những chấm kỷ niệm, nhỏ thôi, từng chút một nhưng trên nền áo trắng tinh khôi, nó thật nổi bật, phải không?. Tuổi thanh xuân của một đời người cũng vậy, thoáng đến rồi lại lặng lẽ qua đi nhanh chóng, nhưng những gì ở lại, thật làm ta không thể nào quên…
“Mùa đông năm nay không lạnh
Em yêu hắn đến đâu rồi
Đã đến nấc tôi chưa nhỉ
Em đừng để hắn đơn côi”
Những lời thơ giản dị mà thấm thía, bao dung của “Em giấu gì ở trong lòng thế” đã dẫn người đọc đến những câu tiếp theo:
“Cảm ơn em đã là đốm lửa
Để cho tôi có cớ tiếp tục tìm
Dù có thể là gốc cây sét đánh
Hay chỉ là ảo ảnh của con tim”
Phụ nữ nhận được không ít lời động viên hay cảm ơn hàng ngày. Nhưng là qua báo, đài. Và bây giờ, một tiếng nói bênh vực cho những người cùng khổ đã xuất hiện. Dù là giọng thủ thỉ nhưng có lẽ cũng làm chị em cảm thấy được thấu hiểu và chia sẻ phần nào.
Là một tập thơ tình nhưng “Em giấu gì ở trong lòng thế” không chỉ có tình yêu, tình yêu như miếng chanh, giọt cà phê hay viên đá trong mỗi bài thơ. Nó còn là quan điểm sống không trói buộc, không oán hận:
“Có gì để trách nhau đâu”
Tập truyện ngắn Kẻ Ăn Mưa như được vẽ lên giữa cuộc sống và tình yêu của những người trẻ. Tận sâu thẳm bên trong bản thể mỗi con người là những gam màu tinh lành nhưng buồn bã và cô đơn biết nhường nào. Bề ngoài những bản thể ấy họ vẫn tỏ ra dưng dửng hay cố tỏ ra dửng dưng như bản thân mình luôn miệng nói rằng họ ổn, họ chẳng có vấn đề gì, nhưng thẳm sâu bên trong họ, những đợt sóng đang cuộn trào lên, chỉ cần một rung động khẽ, một cử chỉ, một lời nói thì thầm cũng khiến người đối diện có cảm giác mọi thứ đang đổ vỡ hoàn toàn. Những nhân vật trong Kẻ Ăn Mưa đã gặm nhấm nỗi buồn của mình theo cách đó. Nỗi buồn thấm sâu, len lỏi như mạch nước ngầm, nỗi buồn cuồng dâng như mực nước thủy triều nơi đại dương dậy sóng.
Rồi tới những mối quan hệ tưởng chừng như lương duyên, có mối ràng buộc qua các kiếp người, nhưng tới khi chạm mặt, hay thoảng qua nhau thì dấu ấn để lại vẫn là những nỗi đau, không hề có sự đồng cảm.
Tuy viết về tuổi trẻ, những nỗi buồn, những tiêu cực dẫn đến những hành động mang phần “dị biệt” nhưng giọng văn tác giả vẫn ráo hoảnh, vẫn mang những ánh nhìn khách quan, và đôi chỗ lạnh lùng. Sự kết hợp giữa văn chương và văn hóa đại chúng (pop culture) tạo nên những bài ca, bản “tình” chan chứa nỗi buồn, cô độc, khi mối liên kết giữa người với người đôi khi chỉ ràng buộc với nhau bằng mối quan hệ về thể xác, những quan hệ nửa vời không đầu không cuối, và y như rằng, ngay sau đó, sự cô độc lại chiếm trọn căn phòng tâm trí của họ.
“Đó cũng là lúc người ta chợt nhận ra, cần phải bám lấy thực tại mà sống”. Dường như thực tại trở thành điểm bám víu duy nhất với những tâm hồn cô độc ấy. Nói về nỗi đau nhưng không quá bi lụy, đó là điểm đáng chú ý nhất trong tập truyện ngắn này.
Và những cái tên thành phố cùng tính chất của nó, không chỉ là những suy tư của Calvino về đô thị, hơn thế nữa, là những thấy hiểu mang tính tiên phong của ông về thế giới con người thời hiện đại, nếu xét thời điểm cuốn sách lần đầu ra mắt năm 1972.
Bằng ngôn từ tinh tế nhưng sắc bén, khả năng theo đuổi những liên tưởng vừa trữ tình đáng kinh ngạc, Márai đồng thời tạo ra một thế giới ứ đầy chất thơ, với vẻ đẹp tráng lệ và não nùng của cuộc sống đang vận động đến sự lụi tàn sầu thảm tất yếu, nhưng kiêu hãnh với những giá trị tinh thần bền vững.
“Mỗi trải nghiệm là duy nhất. mỗi hạnh phúc, yêu thương và tổn thương, là độc nhất.
Chúng ta không cần phải nói về nó, nhưng đừng để kí ức hiếm có trôi đi.
Cơn mưa tuổi trẻ rồi cũng chìm vào đẹp đẽ. và bạn sẽ lặng lẽ ngồi viết.”
Và để cơn mưa nằm yên vẫn là một Zelda với ngôn từ chắt lọc, câu chữ buông thản nhiên như không, nhưng dị và lạ. Nếu từng một lần đọc Zelda, bạn sẽ hiểu cái gu sống, gu viết chẳng lẫn vào ai được. Và chỉ có hai tình huống: Hoặc bạn không cảm nhận được và đặt sách xuống. Hoặc nếu thấm được, cái thứ văn ấy sẽ ám ảnh bạn chưa biết đến bao giờ. Zelda là vậy, dành cho những người đọc chậm và sống sâu.
Và để cơn mưa nằm yên đơn giản là một cái bẫy giăng mắc nỗi cô đơn thành thị, nỗi cô đơn của những người ngày ngày xoay mình trong cái ồn ào nào nhiệt, vậy mà luôn thấy lòng bơ vơ tủi hờn. Cảm giác cô đơn ấy đan dệt bằng từng dòng tâm sự tưởng rời rạc, đứt đoạn, những truyện ngắn tưởng dửng dưng bâng quơ mà ngẫm ra mới thấy thấm và sâu đến nhói lòng. Cái cảm giác ấy, độc nhất bạn tìm thấy ở thứ văn chương của Zelda.
Và để cơn mưa nằm yên thủ thỉ tâm sự của những người bước qua mất mát, giữ trong tim những tổn thương, nhìn cuộc đời bằng đôi mắt hờ hững và miệng lúc nào cũng cười nhẹ. “Cuộc đời liệu còn “đủ” để thiết tha?!”
Mỗi người có một cơn mưa tuổi trẻ của riêng mình. Hạnh phúc của riêng mình. Nỗi đau của riêng mình. Hờn giận của riêng mình. Ám ảnh của riêng mình. Mỗi người – một mình phải sống cùng với nó. Chúng ta có thể chẳng cần nói về nó nữa, thậm chí gạt nó đi, nhưng đừng phủ nhận sự tồn tại của nó. Bởi mỗi trải nghiệm, mỗi xúc cảm, mỗi rung động là dấu tích hiếm có của tuổi thanh xuân.
“Đêm qua ngủ không nước mắt
Nhưng em vẫn buồn đúng không?”