Câu chuyện về Đạo đức vs Tài năng

Một hôm, ngoài cổng trường học vang ra những tiếng cãi vã rất lớn. Hoá ra là một cô gái đang chửi mắng bảo vệ gác cổng của trường học.

Cô gái này đến tìm bạn đang làm ở trường học, nên nhờ bảo vệ cổng mở cửa giúp, đồng thời bày tỏ đã đưa giấy thông hành cho bảo vệ gác cổng lúc sáng. Người bảo vệ giao ban lúc này yêu cầu cô phải đăng kí ra vào theo thông lệ mới có thể bước vào.

Cô gái kia lại nhất quyết cho rằng không cần thiết phải phiền phức như vậy, nên quát mắng người bảo vệ: “Không phải chỉ là một tên bảo vệ tầm thường thôi hay sao, ông có tư cách gì mà ra lệnh cho tôi”!

Người bảo vệ cũng tức giận, lớn tiếng quát: “Đây là trường học, để bảo vệ an toàn cho học sinh ở đây, tôi bắt buộc phải làm như vậy”.

Nào ngờ cô gái này cứ như chịu ấm ức lớn lắm vậy, khóc lóc lu loa khiến mọi người vây quanh xì xào bàn tán, cô còn đe doạ muốn khiếu nại người bảo vệ với hiệu trưởng.

May mà sau đó người bạn của cô gái đến, anh ta là người hiểu lý lẽ nên liên tục xin lỗi người bảo vệ, đến lúc đó mới có thể dập tắt được cuộc cãi vã.

Người đứng xem đều cảm thấy cô gái này thật không hiểu chuyện, lại không biết tôn trọng người khác nên mới xảy ra cuộc cãi vã như vậy.

Thực ra thì cho dù là người bảo vệ hay nhân viên lao công, mỗi ngành nghề, chức vụ đều nên được tôn trọng. Thông cảm cho người khác và biết thấu hiểu, bao dung cho người ta, ấy chính là biểu hiện của sự giáo dưỡng cơ bản nhất của một người.

Việc giao thiệp giữa người với người đôi khi rất giống với việc bạn đang đức trước một tấm gương. Bạn cười, nó cũng cười theo bạn, bạn lịch sự với nó, nó cũng đối đãi lịch sự với bạn, và ngược lại cũng thế.

Đạo đức có thể bù đắp những khiếm khuyết về tài năng, nhưng tài năng mãi mãi cũng không thể bù đắp được những khiếm khuyết về đạo đức. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình.

– Theo cafebiz –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.