Biết nói câu Đơn, dễ dàng trở thành Bậc Thầy Giao Tiếp

Sự khác biệt khi dùng câu đơn và câu ghép
Một người bình thường và tỉnh táo chỉ dùng câu đơn thôi
.
.
.

Câu đơn làm người ta dễ nhớ, đọc cái thuộc luôn

Câu đơn nói rất đơn giản thôi, chuyện này giống như trong chat ấy. Trong chat khi bạn nói một từ là người ta cảm giác mất cảm tình, nhưng bạn nói là “Vâng ạ, vâng ạ, dạ, em làm ngay ạ,” thì người ta cảm thấy hơn là “Vâng, vâng, vâng, vâng.”

Trong khi chat, câu đơn dùng liên tục với nhau:

“Em đã nói với nó rồi”,

“Nó không nghe em, mới đến hậu quả bây giờ”,

“Em không chịu trách nhiệm đâu, anh đi mà bảo nó.”

Từ đầu đến cuối câu đấy hoàn toàn là những phản ứng rất tiêu cực, nhưng nói ra xong nó vẫn còn nhẹ nhàng hơn là một câu phức, một câu ghép nối liền:

“Em đã nói từ đầu rồi nó không nghe em, anh đi mà bảo nó em không chịu trách nhiệm đâu.”

Nói câu ấy biết là nói xong nặng nề cực, đọc câu ấy xong là không muốn nói chuyện gì cả

Đấy là giá trị của câu đơn, câu đơn làm mọi việc trở nên nhẹ nhàng đi

Chúng ta sẽ học đấy là, các cụ dùng câu ghép là chủ yếu. Các cụ ngày xưa toàn câu ghép, toàn từ ghép, nối ý này với ý khác, cứ phẩy phẩy phẩy, thậm chí không có dấu phẩy. Nhưng đọc văn bản cổ, nó khổ cái là tiếng Hán, viết từ cột này sang cột khác không có dấu phẩy, không có dấu chấm, chỉ có cái gạch ngăn để người ta biết thôi, không có dấu chấm. Mãi từ thế kỉ XVII trở đi mới bắt đầu xuất hiện dấu chấm trong tiếng Trung, ý nói là câu ghép với câu phức ngày xưa rất phổ biến

Hay là những cái vế biền ngẫu mọi người biết rồi mà, nó chính là văn hóa câu ghép đấy, nó cực kì khó chịu, cực kì chi li mới dùng được câu ghép. Còn lại trong văn bản bình thường, trong đời sống bình thường, chúng ta toàn dùng câu đơn. Chẳng hạn:

– T đi đâu đấy?

– Em đi chơi

– Chơi đâu?

– Chơi thôi

Chứ còn lại một câu ghép: “Em đi chơi, em chỉ đi chơi thôi,” nói câu đấy xong: “Thằng này tâm thần, ăn nói dùng câu đơn thì không dùng, toàn dùng câu ghép”

Nói chuyện kiểu như là:

– T hôm nay giúp anh một việc này nhé?

– Để em giúp anh ạ, xong rồi anh phản hồi cho em nhé

Chúng ta nghe thì bình thường, nhưng họ thì nghĩ “Thằng này hơi tâm thần.”

Bình thường người ta sẽ nói hai câu khác nhau: “Vâng để em làm luôn ạ. Anh có cần gấp không ạ?” – Hai câu khác nhau hẳn. Chứ còn đây là một từ nối nào đấy giữa hai câu: “Nếu làm tốt thì anh phản hồi cho em nhé” – ai lại nói thế?

Còn một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp họ bảo: “Anh ơi em phục vụ có tốt không ạ? Anh đánh dấu giúp em với ạ.” Hai câu đơn mà, dùng câu đơn

Về giao tiếp, câu đơn là có giá trị dễ ghi nhớ và nó tạo nên cảm tình. Dùng câu ghép không nên

Câu phức thì thôi, kinh khủng lắm:

“Em đã nói mà nó không nghe” (câu vừa nghe đã nặng nề), “Em bảo mà, anh không tin em,” câu đấy là oán trách rồi, đọc nó rất nặng nề

“Tao không tin mày bao giờ, cái thằng ôn con! Từ đầu tao phải xem xét.”

Nhưng anh đấy thì anh ấy trả lời thế này: “Anh không tin em bao giờ, anh đã bảo em rồi mà, anh phải xem xét đã.” Người nói câu đấy cũng kinh, có ý sát phạt mình

Tôi từng gặp một ông chủ, ông chủ này lúc bọn tôi mới gia nhập, ông chủ này nói là “Không phải anh nuôi bọn em đâu, mà là thị trường nuôi bọn em, thị trường trả lương cho bọn em.”

Nói ba câu đi liền nhau, khốn nạn, đang muốn bắt chẹt mình đây, tìm cách thu chặt mình đây, nghe là biết

Giao tiếp mà, nó thể hiện phần tư duy đọng lại trong người ta, đấy là tính cách mặc nhiên của người ta rồi

Tính cách một con người bình thường và tỉnh táo chỉ dùng câu đơn thôi. Một người càng tốt, chỉ dùng câu đơn như một bạn nọ, toàn dùng câu đơn, tôi chú ý rồi. Ví dụ một chị hỏi một câu rõ ràng là một câu ghép mang tính chất bắt chẹt

“Em bảo rồi mà. Em chỉ thế thôi.”

“Em làm thế này nhé, nhưng mà thế này nhé. Xong em đưa cho chị thế này nhé.”

Một câu ghép, một câu phức ghép nối liền nhau, vừa phức vừa ghép, rất là chặt chẽ của một người kế toán. Nó chi li từng tí một, đã chi li chặt chẽ hay dùng câu ghép, câu phức. Người dùng câu đơn đáp lại rất trong sáng là: “Em không biết,” không giải thích gì thêm. Đàn ông phải thế, tính nó phải thoáng thế

“Em không thích đùi gà. Em ăn gà ta,” không có từ nối nào ở giữa, không thành phức không thành ghép, nói thành hai câu rõ ràng

Nên là bình thường người ta ghét đàn bà, cứ lèm bà lèm bèm, nói một loạt các câu phức với câu ghép nối liền nhau. “Từ lúc tôi lấy anh là tôi khổ,” tát cho một cái. Một cô gái, kiểu như là “Em lấy anh rất lâu rồi. Giờ em vẫn chưa vui” – dễ thương hơn hẳn

Nhưng nói một loạt thế này: “Từ lúc tôi lấy anh nhé, là tôi mới khổ như thế, tất cả là do anh,” một loạt câu ghép là thấy chán luôn rồi

Từ đơn, câu đơn, khác hẳn nhau

Câu đơn, trong sáng dễ thương. Học cách nói này, bạn phát triển thế mạnh này là sau thành bậc thầy giao tiếp được
.

– Nguồn: Viết cho Mình – Viết cho Tình – Viết cho cả Tiền –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.