#27: Để tâm tới cả sức khỏe tinh thần

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% thanh thiếu niên gặp các bất ổn về tinh thần và cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc các chứng bệnh về tinh thần.

Có 5 loại bất ổn tinh thần thường gặp là:
1 – Bất ổn do lo lắng
Là sự mất khả năng kiểm soát các hoạt động thường nhật một cách bình thường do lo lắng quá mức. Bao gồm: ám ảnh, sợ hãi, hoảng loạn, do rối loạn sau chấn thương hoặc khủng hoảng,…

2 – Tâm trạng bất ổn
Bất ổn này diễn ra khi không còn thấy niềm vui trong cuộc sống, có liên quan đến khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, rối loạn thần kinh, trầm cảm. Tự sát là biến chứng nguy hiểm nhất của bất ổn tâm trạng.

3 – Bệnh tâm thần phân liệt
Đây là bệnh nguy hiểm gây ra do mất cân bằng hóa học trong não bộ, gây ra ảo giác, ảo tưởng, nói lắp bắp và giảm khả năng tư duy.

4 – Chứng mất trí nhớ
Biểu hiện qua việc mất trí nhớ, suy giảm chức năng thể trạng một cách đột ngột do lạm dụng thuốc, cồn, thuốc xông hít, nhiễm độc và do các điều trị y khoa khác gây ra như HIV, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, chấn thương đầu,…

5 – Bất ổn trong ăn uống
Bất ổn này do hành vi ăn uống bất thường như giảm ăn thái quá hoặc ăn nhiều thái quá, với ba biểu hiện lớn là: biếng ăn (chán ăn), cuồng ăn (háu ăn) và ăn không kiểm soát.

Một sức khỏe tinh thần không tốt sẽ dẫn đến sức khỏe thể chất kém. Nó ảnh hưởng đến mỗi người từ học tập đến công việc, giảm chất lượng của những mối quan hệ và sự “có mặt” của bạn trong cuộc sống.

Một vài chiến lược mà bạn có thể áp dụng để tăng cường sức khỏe tinh thần của mình:

– Tích cực hoạt động: Tìm những cách để di chuyển cơ thể bạn và giảm thời gian ngồi một chỗ. Hoạt động thể chất đã được chứng minh giúp chúng ta cải thiện giấc ngủ, tăng sự tập trung, có tâm trạng tốt và giảm lo âu, căng thẳng.

– Chăm sóc những mối quan hệ: Một yếu tố cực kỳ lớn của sức khỏe tinh thần là mối quan hệ của bạn với những người khác. Nếu đang sống trong một trạng thái thiếu kết nối, bạn nên bắt đầu đi tìm kiếm và xây dựng những mối quan hệ. Điểm bắt đầu có thể đến từ các hội nhóm có chung sở thích, câu lạc bộ thể thao, thiện nguyện… Đừng quên chăm sóc những mối quan hệ hiện có và nối lại những mối quan hệ trong quá khứ. Hãy đặt mình vào vị trí của người đối diện và tự hỏi liệu mối quan hệ này có ý nghĩa và bền chặt hay không. Đó sẽ là kim chỉ nam cho bạn xây dựng được những mối quan hệ lành mạnh.

– Duy trì niềm hy vọng và sự lạc quan: Dành ra vài phút mỗi ngày để nuôi dưỡng nhu cầu cá nhân và lợi ích riêng của bạn. Đứng trước những khó khăn, bạn cần nhìn nhận một cách tích cực. Hãy đi tìm điểm mạnh của mình và coi thử thách như một cơ hội để phát triển bản thân.

– Tìm ra ý nghĩa của cuộc sống: Một cách tốt để tăng cường và củng cố sức khỏe tinh thần là tìm ra ý nghĩa của những điều bạn gặp và làm trong cuộc sống. Đừng chỉ chú ý đáp ứng nhu cầu của mọi người, bạn sẽ sớm cảm thấy cạn kiệt năng lượng và mệt mỏi.

Like Rigo.vn để cùng đắm chìm trong thế giới những cuốn sách ❤️

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.