Vì sao bên cạnh nhân viên cống hiến luôn có người bạc nhược, yếu đuối

VÌ SAO BÊN CẠNH NHÂN VIÊN CỐNG HIẾN LUÔN CÓ NGƯỜI BẠC NHƯỢC, YẾU ĐUỐI

Cách để một nhân viên trở nên cống hiến hơn

.

Sự bạc nhược của một người, sự phá hoại của một người, sự vô tâm của một người với chính cuộc đời mình, thiếu trách nhiệm và lùi bước trước những yêu cầu thay đổi, sẽ là động lực để người còn lại có thêm một năng lượng, để ý chí họ nhìn ra điều đấy và phát triển lên một trạng thái cống hiến, một trạng thái có thể thay đổi cuộc đời. Và đấy là chuyện thường xảy ra

Có một điều khốn khổ: chúng ta biết là chúng ta phải nuôi dưỡng, thậm chí chúng ta phải chờ đợi, chúng ta phải đặt những người phá hoại ngay bên trong lòng của tổ chức, thì những tinh thần cống hiến mới được nảy sinh mạnh

Những người rất cống hiến (những người có ý muốn cống hiến, có khả năng hữu dụng, có khả năng đắc dụng) đi cùng với nhau thì họ triệt tiêu dần năng lượng cống hiến. Họ bắt đầu mất đi sự hữu dụng. Họ thậm chí quay trở lại trạng thái vô dụng. Họ gần như tránh xa trạng thái đắc dụng (làm được theo ý chí của ông chủ – sếp)

Ví dụ, có ba người rất cống hiến cho tổ chức, cho ba người này ngồi lại với nhau. Vì không có người bạc nhược, không có người phá hoại tổ chức, nên ba người này xoay ra từ trạng thái đắc dụng tụt xuống trạng thái hữu dụng, tụt xuống trạng thái vô dụng, và bắt đầu tìm cách phá hoại nhau, tìm cách chống phá nhau. Đấy là một trạng thái, nó là sự tồn tại của nhân tâm (tâm lí con người)

Chính Phản đồng xuất [Người cống hiến và người bạc nhược, phá hoại cùng lúc xuất hiện] mà

Ba người Chính [ba nhân viên cống hiến] cộng lại với nhau thế, thì tự họ sẽ phá nhau thôi. Sẽ có một người muốn thay thế hai người còn lại, muốn quản hai người còn lại

Nó là một xu hướng bất di bất dịch của tổ chức

– Trích sách THUẬT DỤNG NHÂN – Tác giả Hạo Thái –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.