Cổ nhân nói: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỉ”.
Ý muốn nói, phàm là chuyện gì, nếu không đạt được mục tiêu, phải tìm nguyên nhân từ chính mình.
Trong cuộc sống, có không ít người luôn quy mọi nguyên nhân thất bại về cho ngoại cảnh, luôn luôn ca thán, phàn nàn, tuyệt đối không bao giờ hướng ánh mắt soi xét vào chính bản thân mình.
Cô bạn D. là một người thích phàn nàn, mỗi lần gặp bạn bè là một lần than thở cuộc sống mình không thuận lợi ra sao.
Hồi đầu năm khi mới đi làm, cũng hay phàn nàn với bạn bè, nào là nói quy định công ty quá nghiêm, không có nhân tính, “đồng nghiệp phụ trách bên thanh toán cứ làm khó tớ”.
Xong đâu đó lại nói đồng nghiệp ở bộ phận khó tính, làm dự án không ai chọn cô ấy làm cùng.
Ngay cả những quy định và tiêu chuẩn được cả ngành công nhận cũng bị cô bạn phê bình thẳng tay.
Một người bạn tốt khéo léo nhắc nhở cô ấy: “Chắc là cậu chưa thích ứng được thôi.”
Ngụ ý nói D. tự điều chỉnh lại suy nghĩ và thay đổi bản thân.
Nhưng D. lại không nghĩ vậy, vẫn cứ cảm thấy cả thế giới đều đứng về phía đối diện của cô ấy.
Cách đây không lâu có một người bạn khác nói D. dạo đó không qua được thời gian thử việc, giờ vẫn đang tìm việc làm.
Không khó để tưởng tượng, nếu D. vẫn không chịu tìm nguyên nhân từ chính mình thì dù có tìm tới sang năm, hay năm sau nữa, kết quả có lẽ cũng đều chỉ có vậy.
Trên mạng có người đặt ra câu hỏi như này: Có cách nào giúp giảm thiểu khả năng mắc sai lầm trong cuộc sống không?
Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt like như này: Học cách tự suy xét lại bản thân.
Không ai hiểu rõ hành trình tinh thần đằng sau mỗi quyết định hơn bạn, và cũng không ai hiểu rõ ưu nhược điểm của từng thời điểm quan trọng hơn bạn.
Tự suy xét lại bản thân cũng giống như việc soi gương, được mất, thành bại, hỉ nộ ái ố, tất cả đều được sáng tỏ trong nháy mắt.
Người ta thường nói người ngoài cuộc là những người khách quan nhất, tự suy xét lại bản thân, chính là đang cho mình một cơ hội vượt qua câu đố với tư cách là một người ngoài cuộc.
Kazuo Inamori từng nói: “Cuộc đời cũng giống như hành trình vượt qua một bãi mìn đầy sức hấp dẫn, khi bước vào bãi mìn ấy, ít nhiều gì cũng sẽ đều phải chạm vào đủ các loại “mìn”, đây là chuyện khó tránh khỏi.”
Khi chúng ta “chạm phải mìn”, phản ứng của chúng ta khi ấy mới là chìa khóa.
Tự suy xét lại chính là bản thân chính là tự cứu mình, tự cường và tự hoàn thiện bản thân.
– Theo Thiên Vy –