TỰ KỈ ÁM THỊ- Nghệ thuật của tâm trí giúp bạn tìm thấy ý nghĩa cuộc đời và mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn

CŨNG BỦA VÂY TA, IN SÂU TRONG ÓC TA?

Tiếng nói của nỗi sợ về mặt cảm xúc và tâm lí dễ ngụy trang dưới tấm áo của lòng vị tha, tâm hồn sâu sắc, đời sống thiêng liêng, và do đó nó có thể lừa bằng cách làm ta tin rằng tinh thần trì trệ thế này mới là đang trải nghiệm cuộc sống, trong khi nó đang rút hết sức lực và sự sống của cơ thể và tâm hồn chúng ta. Thường thường tiếng nói của trầm cảm hay bị nhầm với tiếng nói của tôn giáo, vì nó có vẻ như vinh danh cho khắc khổ, chuyện của thế giới khác và những thử thách, thực tế không phải vậy

Chúng ta đều biết nỗi sợ là một là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một cơ chế cơ bản xảy ra khi phản ứng với một kích thích cụ thể, chẳng hạn như đau đớn hay từ những nguy hiểm đe dọa. Ngắn gọn là, sợ hãi liên quan đến khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó, hoặc để chiến đấu chống lại

Trong đời sống mỗi người, chúng ta đều phải đối mặt với một tổn thương tâm lí từ khi là trẻ sơ sinh với những nỗi sợ hãi vô hình (sợ bóng tối chẳng hạn), đây cũng là một trong những nguồn gốc chính gây nên giọng nói sợ hãi trong con người

Đến thời niên thiếu, nỗi sợ hãi càng được củng cố như sợ làm phật ý cha mẹ, sợ bị bỏ rơi, sợ không được yêu thương

Đến lúc trưởng thành, nỗi sợ hãi càng nhiều hơn – do lo kiếm tiền, lo giữ gia đỉnh toàn vẹn, lo bệnh tật, lo già đi, và sợ chết

Cứ theo thời gian, nỗi sợ trong chúng ta càng ngày càng chất đầy, đi kèm với những quan niệm về cuộc sống và xã hội. Sợ hãi là nỗi ám ảnh giết chết mọi ước mơ, tài năng, ý tưởng của chính bạn. Tệ hơn nữa, nó kiến tạo nên tính cách của bạn

Sợ hãi là cảm xúc có sức tàn phá khủng khiếp nhất, nó bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tế. Nó khiến chúng ta phóng đại các mối đe dọa, rất nhiều trường hợp chúng ta tự hù dọa chính mình, ngay cả khi mối đe dọa ấy không hề có

Cảm giác bất lực, tình trạng trầm cảm, sự dồn nén tiêu cực trước khiến chúng ta dễ dàng gục ngã. Dần dần theo thời gian, sự sợ hãi này còn gây ra những hậu quả khủng khiếp hơn

Theo một thống kê tại Mỹ, cứ 5 nhà trị liệu thì có 1 nhà trị liệu có bệnh nhân tự tử. Việc hiểu biết và ngăn ngừa tự sát là một trong những trách nhiệm hệ trọng nhất của bất kì một nhà tâm lí học hay cố vấn nào. Để điều trị bệnh nhân có xu hướng tự tử, một nhà trị liệu phải hiểu những gì đang xảy ra trong tâm trí của những cá nhân này, điều gì đang thúc đẩy hành vi tự tử của họ. Đồng thời tìm ra cách để nhà trị liệu có thể giúp họ thấu hiểu và đối phó với trạng thái tự hủy hoại

Nhà tâm lí học Lisa Firestone trong suốt 25 nghiên cứu của mình, đã thấy được rất nhiều trường hợp chứng minh rằng tồn tại những tiếng nói bên trong gây ra sự sợ hãi khiến một người tự sát. Trong nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và đánh giá về tự sát, điều khiến bà mê mẩn nhất là phát hiện về vai trò của giọng nói bên trong đối với tự sát. Giọng nói này thúc đẩy xu hướng tự tử, thuyết phục người ta rằng thà kết thúc cuộc sống còn hơn là tìm một giải pháp chữa lành cho nỗi khổ của họ

Một mối liên hệ rõ ràng giữa chuyện tự tử và giọng nói cổ xúy bên trong được làm rõ qua một trường hợp thế này: Một người phụ nữ sau nỗ lực tự tử bất thành, đã miêu tả lại những giọng nói, suy nghĩ độc ác, tàn bạo hướng dẫn cô ta suốt quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc tự sát

Có thể kể đến như:

– “Ai sẽ quan tâm nếu mày không ở đấy? Mọi người sẽ nhớ mày một chút lúc đầu, nhưng liệu có ai thực sự quan tâm. Ngay cả mày cũng không quan tâm … Mày nghĩ rằng mình quan trọng à, mày không là gì cả. Mày không hề có ý nghĩa … Vậy thì sao chứ? Chẳng sao cả. Mày đang chờ đợi điều gì?”

– “Gia đình của mày không yêu mày. Không ai sẽ yêu mày. Mày sẽ chỉ có một mình, mày sẽ chết một mình. Điều duy nhất mày có thể làm là đi đi và tự giết chính mình.”

– “Tôi là người xấu. Tôi là một gánh nặng cho gia đình và bạn bè tôi. Tôi đang gây tổn thương và phiền phức cho họ với tâm lí lưỡng cực này. Đây là cách mà con người thật trong tôi nghĩ.”

May thay, cô ấy đã tìm đến sự giúp đỡ của nhà trị liệu, và trở lại cuộc sống bình thường.

Các quá trình giọng nói gây ra sự sợ hãi tiêu cực đã khiến những người này hành động như tuyệt vọng. Việc tự sát chứng minh cho ta thấy rằng kẻ thù tồi tệ nhất của một người thường sống bên trong anh ta. Do đó, các nhà trị liệu điều trị cho những cá nhân tự tử cần giúp bệnh nhân hiểu biết về những lời nói, suy nghĩ tự hủy hoại này. Đồng thời giúp họ nhận thức được cách có thể tách biệt khỏi chúng

PHÉP MÀU CHỮA LÀNH TINH THẦN BẰNG TỰ KỈ ÁM THỊ

Tự kỉ ám thị là một phương pháp chữa lành và thúc đẩy tinh thần. Người ta dùng nó để tạo động lực cho mình bằng cách tự nói những lời lạc quan, và nhắc đi nhắc lại những lời lẽ ấy. Người thực hiện nên làm theo một nhịp độ đều đặn, bằng cách thức khác nhau. Điều quan trọng là không cần ai đó làm cùng hay làm cho bạn, mà bạn tự làm được. Tự kỉ ám thị giúp người ta đạt đến những điều họ từng không dám tin rằng mình sẽ làm được.

Giải thích một chút về từ “tự kỉ ám thị”. “Tự kỉ ám thị” có nghĩa trong tiếng Việt là “tự mình che mắt”. Có lẽ do sự khác biệt ngôn ngữ hay vì lí do đặc biệt nào đó mà cụm từ “tự kỉ ám thị” khiến nhiều người hiểu nhầm khi nghe tên. Họ nhầm từ này với chứng “tự kỉ” và cho rằng đây là một phương pháp rất đen tối. Thật ra, “tự kỉ ám thị” có tên tiếng Anh là “autosuggestion”. (Auto là tự động; suggestion là khuyên nhủ; autosuggestion được hiểu là “tự mình khuyên mình”)

Bạn nhận thấy không, hóa ra chúng ta thường xuyên thực hiện những phép tự kỉ ám thị trong đời mình mà chẳng biết. Có điều, nó thường là những phép tự kỉ ám thị tiêu cực

Những lời nói dằn vặt làm bạn cáu giận hay khóc lóc kia có khi bộc phát rõ ràng thành chữ, có khi chỉ như tiếng thì thầm. Có khi chúng hùng hổ trơ trẽn, khi thì len lén rình mò chờ thời cơ. Cứ như thể trong anh ta là một bể ngôn từ của bóng tối và đau thương lúc nào cũng chực chờ tuôn ra hòng nuốt lấy mình thật sâu. Cuộc đời là bể khổ quả không sai

Con người dần nhận ra rằng, phần lớn những sướng khổ trong tinh thần là kết quả của suy nghĩ. Đôi khi Thành  cũng nghĩ được thế, chỉ là anh ta chìm đắm trong trạng thái tiêu cực quá lâu, đến mức bỏ quên chính mình. Dù sao thì, lâu hay nhanh, để thay đổi nó đều thật khó khăn.

Nhưng có những nhà tâm lí học khẳng định rằng, khó khăn chỉ là bởi chúng ta chưa biết cách thức để thay đổi. Và cách thức ấy, chính là phép trị liệu tâm lí mang tên: TỰ KỈ ÁM THỊ. Phép tự kỉ ám thị đích thực, một thứ tự kỉ ám thị mang tính chữa lành, hàn gắn và “tái sinh”, đòi hỏi những lời nói rõ ràng và tích cực. Đặc biệt, người thực hiện chúng cần khuôn mình vào một kỉ luật

Tiềm thức của chúng ta giống như một thanh kiếm phép. Nếu thanh kiếm phép này bị người xấu, những ý nghĩ xấu chiếm dụng, nó sẽ biến thành bóng tối và sự hủy hoại. Còn nếu được người tốt, những ý nghĩ tốt sở hữu, nó sẽ hóa thành ánh sáng và cứu rỗi linh hồn người ta. Nhưng làm thế nào để tách thanh kiếm khỏi những người xấu và trao nó vào tay người tốt?

Tâm lí của chúng ta có hai loại: một loại được sử dụng có ý thức, và một loại được sử dụng không có ý thức

Thông thường, những lời tự kỉ ám thị trong chúng ta được sử dụng một cách không ý thức. Gọi là không ý thức, vô thức, tiềm thức, ngụ ý là chúng ta không biết cách điều khiển chúng. Bạn ghét một người, yêu một người, bạn làm được điều gì hay không làm được điều gì, có khi tất cả đều được quyết định bởi loại tâm lí này

Phép trị liệu tự kỉ ám thị tập trung dạy bạn cách để: điều khiển những tâm lí VÔ THỨC, điều khiển TIỀM THỨC của chúng ta

Có một điều đặc biệt về tiềm thức, đấy là nó không phân biệt đâu là điều đã xảy ra và đâu là điều chưa xảy ra. Miễn nó xảy ra trong đầu chúng ta, thì với tiềm thức, nó chính là một dạng hiện thực

Bạn biết không, TIN – đấy cũng là mấu chốt tiếp theo của tự kỉ ám thị. Chỉ cần tạo ra trong mình một niềm tin rằng một điều là có thể, khả thi (miễn là nó tuân theo quy luật tự nhiên), đấy đã chính là một phép tự kỉ ám thị rồi. Bởi suy nghĩ này lập tức có thể chi phối, thay đổi toàn bộ tâm trạng và hành động của người ta

Học cách điều khiển và có những hiểu biết thích đáng về sức mạnh của tự kỉ ám thị, thế là đang nắm trong tay chìa khóa mở ra cánh cửa của những gì tuyệt vời nhất trong đời mình

QUY TẮC ĐỂ THỰC HIỆN TỰ KỈ ÁM THỊ LÀ GÌ?

Thứ nhất: Biết mình định thay đổi điều gì;

Thứ hai: Tin vào trực giác để chọn ra một mục tiêu đáng tin và thực hiện lời tự kỉ ám thị liên quan đến mục tiêu ấy (ít nhất là anh ta MUỐN tin và CÓ THỂ tin vào nó);

Thứ ba: Cảm xúc là chất xúc tác cần thiết. Ta cần có cảm xúc với những gì ta muốn nó trở thành lời tự kỉ ám thị;

Thứ tư: Phép tự kỉ ám thị này là về chính bạn, không liên quan đến việc người khác muốn bạn thế nào hay bạn muốn người khác ra sao;

Thứ năm: Dùng những ngôn từ tích cực cho lời khẳng định/ lời tự kỉ ám thị;

Thứ sáu: Không cần đặt trước thời hạn cho việc đạt thành tựu. Vì nó có thể kéo dài rất lâu. Cũng có nghĩa là, những thay đổi của bạn sẽ xuất hiện dần trong quá trình thực hiện “liệu pháp” đó, chứ không phải ở cuối hành trình.

Rất có thể chỉ cần chúng ta mong muốn điều gì thì điều ấy đã có một cơ hội để trở thành sự thực vào một lúc nào đó rồi. Nhen nhóm lòng tin vào nó, dù lòng tin chỉ như một đốm sáng nhỏ. Một đốm sáng nhỏ sẽ thắp lên một ngọn lửa to. Thế cũng đủ để ta hy vọng rồi.

“Mỗi ngày, về mọi mặt, tôi đang trở nên tốt hơn và tốt hơn”

Đây là câu nói nổi tiếng của nhà tâm lí học người Pháp – Emile Coue (như đã nhắc ở trên) đã thực hiện với những thân chủ của mình.

Câu nói này rất liên quan đến sự nỗ lực và lạc quan, phải không? Nhưng nói rằng mình đang tốt hơn về mọi mặt có cường điệu quá không? Có lẽ bạn phải dám bước đi đã hơn là nghi ngại và chẳng đem đến kết quả gì. Hãy tự tạo cho chính mình lời tự kỉ ám thị thay vì chọn những lời nói bạn nghe được từ thế giới bên ngoài. Miễn là bạn cảm thấy những lời ấy giúp được mình (và phù hợp với những điều kiện của phép tự kỉ ám thị, đương nhiên rồi!).

Đã biết điều mình muốn trở thành, giờ là lúc biến chúng trở thành những lời nói in sâu trong tiềm thức.

Có một cơ chế trong chúng ta thế này. Nếu một suy nghĩ lấp đầy đầu óc của chúng ta, chúng ta sẽ có xu hướng biến những điều đấy trở thành hiện thực bằng được. Chúng ta luôn có động lực để nó xuất hiện tại không gian mà ta đang sống đây. Đấy là một cuộc kết hợp của thể vô thức, ý thức bề mặt và hành động của chính ta.

Nếu bạn cũng muốn ngẫm nghĩ về những điều này, thì chắc hẳn bạn đã nhận ra một điều hệ trọng: Bạn từng trải nghiệm việc có những điều đau đáu trong vô thức, và rồi chúng thể hiện ra bề mặt. Giả dụ, khi để một suy nghĩ sợ hãi đi vào đầu, thì chúng ta sẽ có xu hướng làm rối tung mọi chuyện ở hiện thực. Và thế, khi bạn cố gắng vượt qua một điều mà trong bạn biết rằng mình có thể làm được (cái gì cho bạn biết như thế ngoài những ám thị?) thì mọi chuyện có vẻ suôn sẻ hơn hẳn. Bạn nhận ra rồi chứ?

THIỀN ĐỊNH ÁM THỊ – MỘT LÚC THANH THẢN LÀ KHOẢNH KHẮC ĐÁNG GIÁ GIỮA CUỘC ĐỜI BỀ BỘN NÀY, PHẢI KHÔNG?

Nghe đến phương pháp này, bạn có nghĩ đến việc ngồi thiền diện bích (đối mặt với bức tường) chín năm như Đạt Ma Sư Tổ không? Nếu có thì bạn thật giống nhiều người lo lắng khi nghe đến chữ “thiền định” (cũng lại là một kiểu ám thị sẵn trong đầu). Có thể bạn nghĩ, “Mình không có nhiều thời gian, cũng không muốn suốt ngày ‘tụng tụng niệm niệm’ (có vẻ kì quặc và mất công quá!)”

Nhưng khi biết phương pháp tự kỉ ám thị nhờ thiền định này chỉ cần bỏ ra ít nhất năm đến mười phút mỗi ngày

Một trong những điều kiện đầu tiên của phép ám thị thiền định là cần có một nơi yên lặng để thực hiện nó. Emile Coue gợi ý rằng, ta nên cách li bản thân trong một căn phòng

Thế nhưng, nơi này không nhất thiết là một-căn phòng được quây kín xung quanh. Chỉ cần bảo đảm yếu tố yên tĩnh là được như sân thượng, gác xép, phòng riêng. Nhưng nếu không có phòng riêng hoặc dường như nơi nào trong nhà cũng ồn ào tiếng người thì sao? Đấy là: Chọn bất cứ đâu. Quan trọng là thời gian nào! Những khoảng thời gian mà ta có thể được chìm trong yên lặng: buổi trưa, sáng sớm, đêm

Bạn có thể chọn khoảng thời gian là sáng sớm, dậy trước mọi người một chút. Hay là buổi đêm, khi mọi người đã thiêm thiếp ngủ

Còn cách nữa là chụp tai nghe vào và bật một bản nhạc không lời. Thế này không hẳn là yên lặng, nhưng vẫn giúp ta có một-chỗ-riêng. Tuy vậy, cần chắc rằng thứ nhạc đó làm bạn cảm thấy thư giãn, thay vì mất tập trung

Bắt đầu với các bước thế này:

Đầu tiên, TÌM MỘT TƯ THẾ VÀ CHỖ NGỒI THOẢI MÁI

Đây là bước tiếp theo sau khi đã có nơi chốn yên lặng

Đơn giản, chỉ cần một chiếc ghế, hay ngồi bệt xuống sàn được. Còn tư thế thoải mái nhất, không phải là dựa dẫm vào đâu đó hay ưỡn ẹo tùy ý. Tư thế cần thiết là: Giữ cho đầu hơi cúi, vùng lưng từ xương cụt đến phần tương đương ức thẳng, và thả lỏng eo. Đôi chân muốn duỗi ra hay co vào tùy ý, miễn là để vùng lưng ấy thẳng. Đấy là lúc các bộ phận được vận hành ở một vị trí đúng nhất, vì thế bạn sẽ thoải mái nhất

Được rồi. Vậy là bạn đã tìm được nơi yên lặng và tư thế/ chỗ ngồi thoải mái cho mình. Tiếp theo là gì?

Thứ hai, GIỮ CHO ĐÔI MẮT NHẮM HỜ

Giữ cho đôi mắt nhắm hờ để tránh tình trạng buồn ngủ. Không mở mắt to là để đảm bảo mình có thể tập trung. Xao lãng sao được khi mọi chuyện bỏ-ngoài-mắt (theo nghĩa đen), phải chứ?

Để đôi mắt nhắm hờ trong một không gian yên lặng thế này, thì tốt nhất nên ngồi ở chỗ sáng. Vì nếu đó là căn phòng tối, bạn có thể sẽ ngủ mất. Chúng ta cũng nên thế, lúc thực hiện phép tự kỉ ám thị này, cần tỉnh táo (có cách thức khác để thực hiện nó trong lúc ngủ)

Thứ ba, HÍT THỞ SÂU NHẸ

Hít vào thật sâu và thở ra thật nhanh dấy được gọi là một hơi thở sâu nhẹ

Hơi thở sâu nhẹ, không gian im lặng, ngồi thẳng lưng cùng đôi mắt nhắm hờ – thế là chúng ta đang đưa thân thể và tâm trí vào một trạng thái thanh thản hơn hẳn thường ngày rồi

Cuối cùng, HÃY BẮT ĐẦU NHỦ THẦM TRONG ĐẦU LỜI ÁM THỊ MÌNH ĐÃ CHỌN

Bạn vẫn nhớ một câu của ngài Emile Coue: “Mỗi ngày, về mọi mặt, tôi đang trở nên tốt hơn và tốt hơn” chứ?

Điều lưu ý là: Tập trung, để ý chí thả lỏng, còn trí tưởng tượng, hay thể vô thức lúc này được đánh thức

Dừng ở đây một chút. Bạn có thể lẫn lộn giữa các khái niệm “ý chí”, “trí tưởng tượng” và “thể vô thức”. Nếu thế thì ngài Emile Coue sẽ chỉ dẫn khá rạch ròi cho bạn. Ông bảo rằng, thể vô thức chính là cái chúng ta thường gọi là “trí tưởng tượng”. Thể này chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành động của ta. Thể vô thức khiến ta hành động ngược lại với ý chí của mình, nếu có một sự đối lập giữa hai lực lượng ý chí và trí tưởng tượng

Như thế, bạn có thể hiểu là “ý chí” mà Emile Coue sử dụng có ý nghĩa gần giống như “lí trí”, tức là sự can thiệp một cách lí tính, thay vì để cho trí tưởng tượng bay bổng. Ông đưa ra ví dụ thật dễ hiểu về một người đau khổ bởi chứng mất ngủ. Nếu anh không nỗ lực ngủ, anh sẽ nghỉ ngơi yên ổn trên giường. Ngược lại, nếu “muốn” ngủ, thì càng cố ngủ anh ta càng thao thức không yên. Sự “muốn ngủ” và “cố ngủ” của anh ta chính là sự can thiệp của “ý chí”, theo cách dùng của Emile Coue

Nghĩa là, bạn sẽ không để cái đầu lên tiếng, như là phân tích xem tại sao mình tốt, mình tốt như thế nào… hay những gì tương tự thế. Nếu làm thế thì giống như ý chí của bạn đang tự nói rằng: Tôi đang cố điều khiển đây. Còn trí tưởng tượng, hay phần vô thức của bạn khi ấy sẽ mỉm cười nói với bạn: Anh bạn, anh đang điều khiển bằng ý chí, nhưng mọi việc sẽ không xảy ra như thế đâu

Nên bạn hãy dừng những suy nghĩ lại, điều bạn cần làm duy nhất là hòa nhập với lời nói ám thị mình chọn. Chẳng hạn “Mỗi ngày, về mọi mặt, tôi đang trở nên tốt hơn và tốt hơn.” Hãy nhớ, lặp đi lặp lại chúng từ năm đến mười phút

Tuy thế, nó không thực sự dễ dàng, bởi tâm trí ta có khi không hoàn toàn tập trung suốt 10 phút. Có khi đang nhủ thầm với mình lời ám thị, các suy nghĩ lung tung bắt đầu nhảy vào đầu: bài tập, báo cáo, tình tiết phim vừa xem, tối nay ăn gì… Thế là có khi bạn chỉ tập trung được chưa đầy năm phút

Vậy mới biết là để kiên nhẫn thật khó thế nào. Có người, tính cách gọi là khép kín, lặng lẽ, nhưng trong lòng lại dậy sóng. Tưởng rằng có thể “lầm lì” ngay ở suy nghĩ, ấy thế mà đến 10 phút yên tĩnh thôi cũng đã không chịu nổi rồi

Thế nên, bạn lại càng phải cố gắng hơn nữa nhé, để thực hiện được phép tự kỉ ám thị: Cần kiên trì. Dù chưa làm được lúc đầu, cũng đừng cảm thấy phiền muộn, càng đừng để những chướng ngại ngăn cản bạn thực hiện những gì mình chọn nhé! Nếu trong cuộc đời ta chưa từng có lúc nào kiên trì thì lúc-này chính là lúc-ấy rồi! Hãy nhớ đến mục tiêu trở thành người nỗ lực và lạc quan của mình!

Từng ngày từng ngày, dù là việc này hay việc kia, ta đều biết mình đang trở nên tốt hơn và tốt hơn!

*** Trích sách ĐÁNH THỨC CHÍNH MÌNH VIỄN CHINH SỐ PHẬN | RYU VỘI VÃ>

———

Còn có rất nhiều cách thức để thực hiện tự kỉ ám thị, như là ngủ, thu âm và lắng nghe tiếng nói của mình, viết ra… Tìm đọc ngay cuốn sách  ĐÁNH THỨC CHÍNH MÌNH VIỄN CHINH SỐ PHẬN của tác giả Ryu Vội Vã để thoát khỏi những lời hằn học lúc nào cũng bủa vây ta, in sâu trong óc ta, hãy để những tiếng tiêu cực lùi xa, nhường bước cho những lời ngân nga tích cực hơn, bạn nhé!

– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.