Tư duy tiêu cực có thực sự xấu như bạn vẫn nghĩ?

  1. Thật ra cuộc đời luôn cho ta những lựa chọn, bản thân mỗi người đều có thể tự chọn việc mình sẽ trở thành một người có negative thinking (tư duy tiêu cực/bi quan) hay positive thinking (tư duy tích cực/lạc quan). Lựa chọn xong thì bạn sẽ trở thành con người ấy

Người có dạng negative thực ra họ có khả năng tìm ra hướng mới, rất hợp với sáng tạo. Còn Positive thì lại rất hợp với việc hợp tác phát triển

Ví dụ, khi bạn triển khai một việc và thấy phương pháp này không hiệu quả, vậy người negative sẽ thường là người có kế hoạch mới, luôn luôn có plan B, thay đổi theo một hướng khác, họ sẽ tìm kiếm hướng tiếp theo

Còn người positive họ sẽ có xu hướng khắc phục ở chỗ này khắc phục ở chỗ kia, bước thêm một bước nữa, đúng cái hướng đấy mà làm

Cho nên những người lạc quan chính ra cuộc sống của họ lại rất bảo thủ, ở một chỗ, nhưng nếu làm chủ được thì nó sẽ đi lên thẳng tiến. Còn những người bi quan thực ra cuộc sống họ lại rất nhiều biến động. Cái sự sáng tạo và sự biến động của họ có cùng một giá. Trả một cái giá để mua hai thứ

Chẳng hạn có một vấn đề nhân sự, giả sử bạn là một nhà báo, giai đoạn này bạn đang yêu nên đăng cái gì cũng ra hướng tình yêu hết. Một người sếp có tư duy positive sẽ bảo “OK hay đó, vậy làm sao cho khéo, làm sao tác động đến đối tượng này đối tượng kia” với người positive thì mọi chuyện đều là tốt, bây giờ xây dựng cho nó tốt hơn

Còn người sếp negative sẽ cho rằng, nếu bạn đang yêu đương quá, “Thì mình phải giao viêc này cho người khác, phải tuyển thêm người, cho bạn này ra làm mảng khác thay người vào chỗ bạn ấy”. Họ có sự sáng tạo đột phá

Đó là sự lựa chọn, bạn càng đào sâu bạn càng phát triên hệ tư duy đấy

  1. Thật ra chia ra thì nghe hay, nhưng chúng ta đang lẫn lộn giữa cả hai, lại không kiểm soát được cả hai, nên không tận dụng được phần “tốt” nhất của cả hai dạng tư duy này

Đôi lúc chúng ta bảo thủ, đôi lúc chúng ta sáng tạo, đôi lúc chúng ta cố giữ cái gì đó về phía mình, nhưng chúng ta lại đòi hỏi sáng tạo từ người khác

Chúng ta rất positive với bản thân vui vẻ yêu đời nhưng chúng ta lại negative với người ngoài dễ khó chịu cay nghiệt với bố mẹ, ví dụ vậy. Hoặc chúng ta rất negative với bản thân luôn luôn dằn vặt khóc lóc, luôn thấy người ngoài làm gì cũng đúng cũng hay ổn tốt hơn mình

Mọi người tưởng tượng có một mẫu người mà nhiều người rất thích, đó là những người nghệ sĩ họ tò mò về thế giới, họ thấy được bản chất khác của thế giới, các góc nhìn khác, phong cách khác, vậy cái giá của họ là gì

Nếu họ là người làm nghệ thuật, họ thực sự positive đến thế, chấp nhận những gì mình có, và thế giới xung quanh có, thì cuộc đời của họ dễ nghèo nàn, cứ lang thang lang thang… Nhưng nếu họ đột nhiên giàu có thì sao? Thì mình cần hiểu họ không positive lắm, họ rất negative. Họ hay phủ nhận, phủ nhận người khác, họ cho rằng tài năng của mình là số 1. Họ có sự cực đoan trong tác phẩm của họ, nên tác phẩm của họ thường trở nên độc lạ. Nhưng đó là những người có khả năng làm chủ tư duy của mình, họ có sẵn tư duy negative nhưng vẫn cần phần tư duy positive để quan sát thế giới xung quanh, tìm ra xu hướng…

  1. Có khá nhiều người bây giờ kiểu hơi điên, hơi khôn lỏi, làm việc với nhau theo kiểu lợi dụng chứ khó hợp tác theo kiểu chân tình. Mình chân tình thì người ta lại khinh mình, thì họ thuộc dạng negative của negative (tiêu cực của tiêu cực) những người này thì phải rất cẩn thận

Có người thì thuộc dạng tích cực của tiêu cực, họ phủ nhận xong nghĩ một lúc thì mới “Ah ah ra thế…”.

Có người lại kiểu tiêu cực của tích cực, bề ngoài thì tích cực bên trong thì tiêu cực, bề ngoài thì tỏ ra rất hồ hởi chấp nhận nhưng bên trong thì phủ nhập bác bỏ, bề ngoài thì gật đầu bên trong lại phản bác, thậm chí có người bên trong nghĩ kiểu “Mấy đứa này ngu xuẩn hết” tùy mức độ. Ở mức nửa vời thì, bên ngoài họ vâng lời rất positive bên trong thì chưa định hình nên nửa đồng ý, nửa bài trừ, cuối cùng họ không làm gì, họ kệ (trì hoãn mọi việc?!)

Kiểu người tinh thần chung rất positive, chuyện ổn mà, cái gì đang ổn thì cứ làm tiếp. Nếu người nào đã nghĩ ổn mà cứ phát triển, thì quan trọng nhất của người ta là phải Ổn, vậy thì tất cả những gì đã tạo nên cái ổn nó quan trọng nhất với họ, họ không muốn thay đổi quá nhiều. Với người lạc quan này thì những người thân của họ là đáng coi trọng nhất, người bên ngoài thì coi chừng, họ bảo thủ, nhưng bên trong bi quan lại thì họ cảm giác rất cần một nhân tố mới, một cái gì đó để thay đổi tình thế, không sợ bất ổn như bên ngoài

Những con người lẫn lộn. Hôm nay rất lạc quan, ngày mai đã “Không được đâu, mình nghĩ kĩ rồi không thể được”

  1. Có một thuật ngữ khác thì tư duy bảo trì thuộc về positive, tư duy phát tán thuộc về negative. Cho nên những người nào rất đàn ông , họ phát tán ra ngoài rất mạnh, họ thuộc về kiểu người negative, họ quen phủ nhận người khác trước khi thừa nhận họ

Còn ngược lại là quen thừa nhận người khác trước, rồi trong lòng âm thầm phủ nhận hoặc xem xét sau. Một dạng làm chủ được các đặc tính tư duy của mình, biết nhẫn nhịn, chịu khó chịu khổ, chịu nhục suốt một thời gian rồi, họ thấm nhuần cuộc đời, quá đời rồi, bậc thầy đời sống

Quan trọng là mỗi người cần hiểu hơn chính mình, cần khống chế được các đặc tính của bản thân hơn

  1. Phần Trí tuệ thì cần dạng tư duy negative (bi quan chút, tiêu cực chút, phát tán chút) biết cách thắc mắc, biết nghi ngờ, biết tìm ra các điểm khác nhưng tâm cảm cảm xúc thì lại cần sự khống chế của tư duy positive (lạc quan chút, tích cực chút, vững mạnh, tự bảo vệ mình)

Rất nhiều điều dang dở bạn chưa biết hết về những con người có tư duy negative và tư duy positive, hoặc có thể là rất nhiều điều bạn chưa thực sự biết về chính mình

Có thể thấu hiểu và làm chủ cả hai, thi bạn sẽ là một con người rất khác!

  1. Và để bỏ đi được phần tiêu cực nằm trong hai dạng tư duy này, bạn có thể tìm đọc thêm từ cuốn sách: ​​​​​“Ở đời quan trọng là biết nghĩ, làm người nhất định phải tư duy”

 

– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.