Một người từng hỏi nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Quốc Trương Tuyết Phong: “Tôi biết mình không thể vượt qua kỳ thi nghiên cứu sinh năm nay, tôi có nên từ bỏ không?”.
Tuyết Phong trả lời: “Nhất định vẫn phải đi. Bởi vì kiên trì là một loại thói quen, từ bỏ cũng là một loại thói quen. Nếu cảm thấy chắc chắn đi thi không đậu, như vậy sang năm có lẽ cũng sẽ nghĩ như vậy, năm sau cũng có thể nghĩ như vậy, vì vậy cả đời cũng không thi đậu”.
Khi chúng ta, đối với những mục tiêu muốn theo đuổi có thể thực hiện mỗi ngày, ngày hôm nay làm không tốt, ngày mai sửa cho tốt hơn, không bởi những khó khăn chướng ngại trước mắt mà bỏ cuộc, hướng đến những mục tiêu lâu dài hơn thì kiên trì sẽ trở thành thói quen, một “cơ chế” giúp bạn nâng cao năng lực bản thân.
Hãy nhìn xung quanh và suy nghĩ về bản thân mình, có bao nhiêu người tuyên bố tập thể dục, nhưng cuối cùng lại bỏ cuộc, và vẫn luôn than vãn mình “quá khổ”. Có bao nhiêu người hôm nay theo đuổi mục tiêu này, ngày mai theo đuổi mục tiêu khác, cuối cùng lại đứng núi này trông núi nọ, không đạt được gì cả khiến bản thân khổ não.
Thất bại không phải là bi kịch, nhưng dễ dàng bỏ cuộc thì chắc chắn là bi kịch. Lựa chọn dũng cảm đối mặt với khó khăn và kiên trì đi tới tận cùng vấn đề mới thật sự là có trách nhiệm đối với cuộc đời của bản thân mình. Khi người khác bỏ cuộc, nếu chúng ta có thể kiên trì thêm một chút và nhẫn chịu, thì trong tương lai, khi nhìn lại, bạn sẽ thấy mình khác với bản thân xưa kia rất nhiều.
– Theo Ngọc Tú –