Tạo cho mình “Tư duy cảnh giác sớm”

Kinh nghiệm sống của một con người không ngừng được tích lũy; những gì đạt được trong quá khứ sẽ không hoàn toàn quyết định cuộc sống tương lai của bạn.
 
Chỉ có tích lũy và học hỏi mọi lúc, để bản thân có năng lực sinh tồn trong mọi hoàn cảnh, mới có thể biến những tích lũy này thành tài phú của chính mình.
 
Đừng mong đợi việc lao động một lần và hưởng thụ an nhàn mãi mãi, hãy tự nhủ rằng bạn phải có cảm giác nguy cơ.
 
Bạn không nhất thiết phải chạy nhanh hơn những người khác, nhưng chỉ khi bạn để bản thân cất bước tiến lên mới không bị đào thải khỏi thế giới.
 
Nếu có thể, hãy cố gắng tạo cho mình “Tư duy cảnh giác sớm” và chuẩn bị thật tốt cho tương lai trước mắt.
 
1. Thay thế “kỳ vọng” bằng “kế hoạch”
 
Khi bạn hình thành kỳ vọng, hãy chắc chắn bạn cũng chuẩn bị tốt cho sự thất vọng. Bạn có thể mong đợi ngày mai, nhưng bạn không thể kiểm soát kết quả sẽ đến.
 
Thay vì mong đợi tương lai mang lại cho bạn điều gì đó cụ thể, hãy tập trung vào những gì bạn cần hoặc có thể làm để tạo ra những gì bạn muốn trải nghiệm.
 
2. Hãy chuẩn bị cho những khả năng khác nhau có thể xảy ra
 
Điều khó khăn nhất khi giải quyết những sự không chắc chắn trong cuộc sống là nhiều khi chúng ta không thể lập kế hoạch và kiểm soát mọi thứ một cách có mục tiêu.
 
Ví dụ, bạn biết rằng cuộc sống chắc chắn sẽ không thuận buồm xuôi gió, nhưng không bao giờ biết được cụ thể khi nào chúng ta sẽ gặp phải khó khăn, thử thách và chúng sẽ diễn ra như thế nào.
 
3. Tự tin vào khả năng ứng phó và thích nghi của bản thân
 
Khi tính đến tình huống xấu nhất, bạn có thể lên kế hoạch xử lý nó một cách chủ động nhất. Điều này trên thực tế đã được chứng minh là có thể giúp mọi người kiểm soát sự lo lắng.
 
Hãy tự hỏi bản thân, “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” Khi đối mặt với tình huống xấu nhất này, bạn có đủ tự tin để đối phó với nó chưa? Nếu câu trả lời là “không”, thì làm thế nào để bản thân có thể nâng cao sự tự tin và sẵn sàng để đương đầu với những khó khăn ấy?
 
Có sự tự tin, việc giải quyết vấn đề sẽ suôn sẻ hơn.
 
4. Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát
 
Chúng ta không thể thay đổi những biến hóa ngoài môi trường, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Khi nền kinh tế ảm đạm, thì việc giảm chi tiêu, phát triển thói quen tiết kiệm và ít mua hàng xa xỉ là những điều chúng ta có thể kiểm soát được.
 
Thay vì phàn nàn về sự tàn nhẫn của thế giới, tốt hơn hết là nên học cách điều chỉnh cơ thể và tâm trí của bản thân thông qua những việc nhỏ trước.
 
Nếu thế giới bên ngoài liên tục gây áp lực cho bạn, bạn cần học cách thả lỏng bản thân, mà không phải ngày càng lún sâu vào những điều ngoài tầm kiểm soát của mình, khó có thể thoát khỏi.
 
5. Tạo thói quen học tập
 
Hãy biến việc học thành một thói quen. Lên kế hoạch học tập mỗi ngày và kiên trì thực hiện.
 
Lập kế hoạch học tập nhằm khắc phục những thiếu sót của bản thân. Cho dù là đăng ký các khóa học, học kiến ​​thức và kỹ năng mới hay thử làm những công việc khác nhau, bạn phải luôn để bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn và tích lũy kinh nghiệm mới.
 
– Theo Đình Trọng –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.