Tâm Lý Học Lang Thang: Thành phố của những người ra đường

“Đưa nhau đi trốn” – Cảm giác được giải tỏa khỏi những áp lực xã hội

Hơi thở của tự do trong nhạc của Đen Vâu đâu rồi?

.

.

.

Có cậu bạn hỏi tôi một câu hỏi rất hay rằng, trong giới trẻ có một hiện tượng, một giấc mơ là được lên Đà Lạt sống, xong trồng rau nuôi gà, quên đi và thoát khỏi những gánh nặng của xã hội này. Vậy điều gì đã khiến ai cũng có một Đà Lạt trong đầu và luôn mơ tưởng về điều này? Do áp lực của công việc, gia đình, tình cảm… nên họ luôn muốn trốn thoát khỏi hiện thực phải không?

Tôi cười bảo cậu ấy rằng, thực ra không chỉ Đà Lạt đâu. Chúng ta hãy xem một hiện tượng mạng xã hội khác, một anh chàng có một xuất thân rất bình thường thường, đi lên thành một hiện tượng và bước vào showbiz: Đen Vâu. Đen Vâu thân yêu của chúng ta với bài hát đầu tiên đánh dấu mốc phát triển của anh ấy,. Trước đấy Đen Vâu đã hoạt động rất tốt, nhưng bài hát đầu tiên đã đánh dấu mốc phát triển của anh ấy phải kể đến là “Đưa nhau đi trốn”

Cảnh mở đầu thế này, một đôi nam nữ phóng xe đưa nhau đi, suốt bài hát cũng vậy. Và chúng ta cảm thấy con đường đấy, tiếng gió đấy, màu xanh đấy, biển và núi, tất cả mọi thứ – đấy là tất cả những gì ta cần, ta có thể giang tay trên con đường đấy

Từng có một câu chuyện của một nhà văn manga người Nhật vô cùng nổi tiếng. Ông ấy viết một câu chuyện về mấy anh chàng chỉ đua nhau tìm những catalog về xe phân khối lớn, kiểu như Harley Davidson, và chỉ ước, “Tao chỉ cần một con xe này, tao sẽ phóng trên con đường số phận của tao, tao sẽ tự do và không ai ràng buộc được tao cả. Khi tao có, tao sẽ đi, tao kệ ông bà già”. Ước mơ rất đẹp, tất nhiên cả cuộc đời của cậu chẳng bao giờ thực hiện được ước mơ ấy, kể cả đã lớn.

Có một chuyện như thế này, (rất ‘’vui’’ và ‘’thực tế’’) một tiếng đầu tiên khi chúng ta ngồi trên chiếc xe đấy, sau lưng hoặc trước mặt người ta yêu, một cô gái ngồi sau lưng một chàng trai vạm vỡ và phóng đi –  một tiếng đầu tiên rất vui. Tiếng thứ hai bắt đầu mệt, tiếng thứ ba chúng ta buồn vệ sinh thì sao? Chuyện lớn đấy. Đi trên con đường hung hiểm mà ăn ở bờ bãi, đi một đoạn, “Anh ơi em bị tiêu chảy”. Tất cả mọi chuyện sẽ có vấn đề, nó không đẹp như vậy. Đến tiếng thứ năm, “Anh ơi bao giờ đến đích hả anh?”, chỉ một ngày thôi!

Đấy là những không gian mà chúng ta được giải tỏa khỏi bóng dáng của con người. Có những tác phẩm nghệ thuật của Pháp cực đẹp, một khung cảnh tự nhiên rất lớn mà chỉ có một bóng người bé tí nằm ở đấy. Một bức tranh gợi lên cảm xúc người ta rùng rợn, đúng không? Người ta cảm giác là cái hơi thở của không khí ấy thật tuyệt vời, một không gian mênh mông, ở trên đỉnh núi chúng ta vươn vai, mây bay qua, hơi gió lạnh tạt vào phổi làm chúng ta hơi tắc một chút rồi chúng ta cười ha hả. Cảnh ấy đẹp đúng không? Nhưng trong quá trình lên núi chúng ta thấy cực hình

Trông như vậy nhưng nó chỉ là một ước mơ, nó chỉ là một cảm giác được giải tỏa khỏi những áp lực xã hội, đúng hơn là giải tỏa khỏi ánh mắt của bất kỳ ai. Vì thời đại này cũng giống với thời đại mà (nếu) bạn đã đọc ở trong Discipline and Punish (Kỷ luật và Trừng phạt) của Michel Foucault, nó là thời đại của của sự giám sát. Bất kỳ ở đâu chúng ta cũng bị giám sát và theo dõi, chúng ta chịu đựng ánh mắt của tất cả mọi người. Chúng ta ở trong lớp, chúng ta ngồi trong công sở, hay chúng ta đi lại ngoài đường, chúng ta ngồi ở một quán nước cũng bị “bọn nó” nhìn

Chúng ta ngồi ở bất cứ đâu cũng bị người ta nhìn, cái nhìn là sự giám sát. Sự giám sát là quyền lực, quyền lực là sự phong tỏa – một logic như vậy trong suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta làm gì cũng sợ ánh mắt người ngoài, đấy là sự thật. Chúng ta sống theo kỳ vọng, định kiến và dư luận – không có cách nào khác. Kỳ vọng của người khác vào chúng ta, dư luận của người ngoài, của những người xung quanh chúng ta về chúng ta, và định kiến nằm sẵn trong văn hóa về việc thế nào là một người tốt, một người tử tế, một người bình thường

Quay lại câu hỏi ở trên, tôi có một câu trả lời, đấy là một cảm giác giả tạo, còn không có ai lên Đà Lạt sẽ trở về với một tâm hồn bình an, chắc chắn là thế (chắc chỉ có DSK thôi!)

Cậu bạn ham học hỏi của tôi lại tiếp tục hỏi rằng tại sao Đen Vâu lại thành công trong âm nhạc, điều gì đã tạo nên chất của Đen, và liệu có sự chuyển biến nào trong anh ấy không?

Thế này, bạn nên hiểu là, việc thoát khỏi áp lực bằng thuốc là một phản ứng tồn tại từ thế kỉ của 1968, một thế hệ những thuốc ảo hóa. Chúng ta có những thần tượng của thế giới đấy chẳng hạn như Osho, những người đã ủng hộ phương thức đấy, thậm chí là đã chữa lành những người kiểu như hoàn lương trở về từ nhà tù. Ông ấy thật sự đã mang đến một phép màu. Tôi không ủng hộ ông ấy chút nào, nhưng tôi biết ông ấy đã làm nên chuyện đấy

Anh bạn của tôi (vì anh ấy rất thích Đen Vâu, tôi thì không thích, tôi chỉ thích DSK thôi), khi mà bọn tôi cùng quan sát Đen Vâu, bọn tôi thấy một hiện tượng thế này: Dần dần khi bước vào showbiz, cái không gian thoáng đãng của một bầu trời tự do, của cá nhân, của những tình yêu, của sự tự do biến mất!

Những clip mới của Đen Vâu, anh ta bắt đầu bước vào một căn phòng, anh ta bị nhốt trong một không gian kín – Ô! Chuyện quái gì xảy ra với anh ta vậy? Anh ta yêu đương và đau khổ trong một không gian kín, anh ta bắt đầu “chết” rồi. Tôi nghĩ là tâm hồn của Đen Vâu, cái lời hát không bao giờ đẹp như xưa nữa. Chúng ta nghe so sánh bản mới và bản cũ (tất nhiên tôi không có ý phê phán), sẽ không nhận ra được hơi thở của tự do nữa

Còn tôi nghe tất cả những bài hát của DSK, nó đều thống nhất một tinh thần sống: TAO KỆ M**** CUỘC ĐỜI. Đấy là một tinh thần rất tuyệt vời. Tôi rất say mê tinh thần Canabis của DSK!

– Tác giả, Founder của Dự Án Tâm lý học OOPSY –

– OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu –  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.