Tâm hồn phân liệt: Khi tâm hồn chúng ta đầu hàng trước thực tại xã hội một cách mãnh liệt nhất

TÂM THẦN PHÂN LIỆT: KHI TÂM HỒN CHÚNG TA ĐẦU HÀNG TRƯỚC THỰC TẠI XÃ HỘI MỘT CÁCH MÃNH LIỆT NHẤT

Tâm thần phân liệt là: Thanh Xuân Muôn Mặt Phiền Muộn, là Trẻ Trung Buồn Bã Mênh Mông

.

Sau Trầm cảm là Tâm thần phân liệt. Tâm thần phân liệt là gì: Chúng ta cố gắng xóa đi những đoạn kí ức, xóa đi những sự kiện có thể đe dọa chúng ta, bởi vì chúng ta bắt đầu bất lực trước thực tại rồi. Tâm thần phân liệt là một trạng thái thường xảy ra ở thanh xuân, tức là thường xảy ra ở dưới 30 tuổi. Đấy là một trạng thái gần như từ chối việc giải quyết những vấn đề trong thực tại. Vì chúng ta cảm thấy cuộc phản ứng của Trầm cảm đã đẩy chúng ta đến một điểm, bằng cách đưa mình vào trạng thái Trầm cảm, chúng ta không những không bảo vệ được gì mà còn đánh mất tất cả mọi thứ. Đây là một cảm giác rất thực

Vào một khoảnh khắc nào đấy trong đời chúng ta, chúng ta đều có một cảm giác rằng thế giới này không thuộc về mình, và chúng ta đau khổ. Chúng ta sẽ không bao giờ giàu có, sẽ không bao giờ được nhiều người yêu mến, chúng ta sẽ không bao giờ nổi tiếng… – những trạng thái mà chúng ta có một cảm giác rất mờ nhạt ở trong lòng, Tôi rồi sẽ chẳng là ai trong cuộc đời này cả. Đấy là một trạng thái của chứng Trầm cảm để lại. Đấy là một giai đoạn Trầm cảm đã lên đến mức cao độ mà nó đẩy bật chúng ta, nó đánh bật chúng ta ở giai đoạn Tâm thần phân liệt. Tức là tôi tự động xóa những vết thương, tôi tự động dán một lớp keo lên những vết thương, những vết xước trong tâm hồn, tôi lấy một loại keo 502 dán đè lên trên đấy để cảm giác rằng tôi lành lặn. Bằng cách đấy, tôi bắt đầu không biết mình thực sự là ai nữa

Một trong những triệu chứng Tâm thần phân liệt khi bạn bắt đầu mang theo tính phản xã hội của bạn, mà hay gặp nhất là: Nói chuyện với đồ vật. Chẳng hạn cầm một chiếc bút, xong rồi ngồi quay quay, mân mê. Mọi người hỏi “Làm sao đấy?” – “Bút anh ấy tặng”. Và thậm chí, giả sử như bạn lỡ thốt ra đường miệng là “Bút ơi tao yêu mày lắm”, một câu mà bạn tưởng là vô thưởng vô phạt, thì tâm lý đã hoàn toàn ghi nhận là gì? Từ tâm trí cho đến hành xử của bạn, tức là tâm trí và hành vi của bạn, đã thống nhất lại thành một hoạt động là bạn xem cái bút là một thực thể sống. Bạn dùng nó để chối bỏ xã hội, xem nó là có nhân tính trong xã hội, và có ý nghĩa với bạn về mặt nhân tính hơn là xã hội. Một hành động nhỏ nhặt đấy có thể khiến bạn bắt đầu bước thật sự vào căn phòng Tâm thần phân liệt, nó không vui vẻ gì nữa

Thực ra từ góc nhìn của tâm lý học, những thứ tưởng như là ngẫu nhiên, “buột miệng”, nó có cả một hành trình đằng sau. Nói như một câu tôi rất thích, khi nói về thảm kịch của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi có một câu:

“Họa phúc phải đâu là một chốc

Anh hùng để hận mấy nghìn năm’’

Mọi thứ đáng ghê tởm hoặc đau khổ trong đời chúng ta được tích lũy, chứ nó không phải đột nhiên xảy ra. Cái mà bạn tưởng là đột nhiên thực ra đã được tích lũy sẵn, nó giống như quan điểm về Nghiệp của Phật giáo

Về mặt cá nhân thì khi một người thốt nó ra, tức là nó đã nặng đến mức đấy rồi. Bạn cứ hình dung về mặt bệnh lý, khi bạn mắc cơn tiêu chảy, bạn bị vi khuẩn xâm nhập thật, bắt đầu bạn đi ngoài thật, đi tống đi tháo ra thật. Đấy chính là bạn đang phát tán nó rồi, đấy là giai đoạn cuối của bệnh. Bạn có thể nhịn được cơn này không? Bạn không thể. Bạn không phát tác ở đây thì phát tác ở chỗ khác. Chẳng hạn đi đường bạn gõ gõ vào cái xe, “Xe đi thấy vui không con?”

Bạn hãy nhớ là chúng ta còn một thứ khác để chúng ta cụ thể hóa cơn Tâm thần phân liệt này, đấy chính là chó mèo, các loại thú cưng, bất kì một loại gì, hay là các nhân vật điện tử. Khi bạn dồn tình yêu lên một nhân vật điện tử, nó cũng tương tự. Ví dụ tôi có một trò luôn luôn có ở trong túi, đấy là trò xếp kim cương. Và cứ buổi tối khi căng thẳng quá, do đọc các sách về tâm lý triết học, tôi lại giở ra chơi. Đấy là một thứ Tâm thần phân liệt. Tôi cố gắng quên đi những thứ tôi không thể hiểu. Tôi cũng tự biết điều đấy

Một bạn chia sẻ với tôi rằng, có một kĩ thuật cho lập trình viên gọi là Duck Debugging. Có nghĩa là bạn sẽ có một con vịt cao su để ở ngay bàn làm việc, và nếu như có một đoạn code quá khó mà bạn ấy không thể tìm ra bug (lỗi lập trình) nào, thì bạn ấy sẽ thử giải thích cách làm của mình với con vịt. Tức là nói từng bước code sẽ chạy từ đâu đến đâu, giải thích từng công đoạn, xem nó lỗi như thế nào. Bạn ấy hỏi là việc đấy có được xếp vào Tâm thần phân liệt hay không? Bởi vì bạn ấy làm thế hằng ngày, đồng nghiệp của bạn ấy cũng làm thế hằng ngày

Câu trả lời là: Có. Dân IT có một vẻ riêng, nó có lý do của nó đấy. Tôi đã làm về chủ đề này rất nhiều rồi, tôi chắc chắn những triệu chứng liên quan đến dân lập trình. Tất nhiên là do nhu cầu cuộc sống, tôi quay lại câu nói của Hồ Chủ tịch, “Văn hóa là vì lẽ sinh tồn”, đấy là sự thật. Vì lẽ sinh tồn chúng ta phải làm nhiều thứ lắm

Quay trở lại với Tâm thần phân liệt, khi chúng ta hay quên, chúng ta bắt đầu đánh mất bản thân mình từng tí một, chúng ta từ chối bản thân mình là ai. Bởi vì chúng ta cảm giác rất là rõ ở giai đoạn Trầm cảm, “Rồi mình cũng sẽ chẳng thể là ai cả”. Đây chính là lúc tâm hồn chúng ta đầu hàng thực tại xã hội một cách mãnh liệt nhất

– Trích sách TỰ VỆ CẢM XÚC 4.0 – Tác giả Bát Nhã –

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.