Sống ở đời, quan trọng nhất chính là biết mình muốn gì, chứ không phải để bộ não của mình biến thành đường đua cho những suy nghĩ của người khác.
Một nhà văn người Trung Quốc có tên Trương Lương Kế từng kể một câu chuyện như này:
Anh ấy quen một bậc thầy về xoa bóp, rất nhiều nghệ sỹ nổi tiếng cũng là khách hàng của người này.
Có một lần, anh ấy hỏi đối phương vì sao không mở rộng quy mô của phòng trị liệu.
Trong mắt của mọi người, cứ nhận nhiều đồ đệ, mở thêm nhiều cửa hàng chi nhánh, ắt sẽ kiếm được nhiều tiền.
Tuy nhiên, bậc thầy về xoa bóp ấy lại có suy nghĩ của riêng mình.
Với anh ấy, kỹ năng của mình là không thể sao chép, dù có nhận dạy cho người khác, họ cũng chưa chắc đã đạt được tới cái tinh tế của mình.
Sau cùng, khách hàng không hài lòng, công việc kinh doanh chịu ảnh hưởng, ngược lại lại làm hỏng danh tiếng của anh ấy.
Anh ấy còn nói, sư huynh của anh ấy cũng đã mở vài cửa hàng, nhưng tiền kiếm được lại không bằng mình.
“Phải hiểu rõ chuyện gì nên làm và chuyện gì không nên làm.”
Có bao nhiêu bản lĩnh thì làm chuyện lớn bấy nhiêu, đây chính là trí tuệ của những người “biết mình”.
Rất nhiều khi, có trải qua nhiều rồi mới hiểu ra được rằng, để “biết mình” nó khó tới như nào.
Sống ở đời, trước hết phải thật hiểu mình đã, rồi sau đó làm gì cũng cần có cái “độ”.
“Biết mình” không phải là để giới hạn bản thân, cũng không phải là để khoa trương, mà là để hiểu rõ giới hạn trong năng lực, để chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.
Paulus nói: “Sự vĩ đại thực sự của một người nằm ở chỗ anh ta nhận ra sự tầm thường của chính mình”
Khách quan nhìn nhận bản thân, tỉnh táo tiếp nhận bản thân, rồi hãy nỗ lực tiến về phía trước.
– Theo Thiên Vy –