Muốn trở nên bản lĩnh, trước hết, người ta phải học làm người

Nhiều người thường muốn biết, sự nghiệp tương lai của mình có cao không, gia đình có thuận hòa không, con cái có ngoan ngoãn không, nhân duyên có tốt đẹp không…

Thực chất, để trả lời những câu hỏi này, bạn chỉ cần tự làm rõ đáp án của câu hỏi quan trọng nhất: Tính khí của bạn có tốt không?

Muốn trở nên bản lĩnh, trước hết, người ta phải học làm người, học cả đời không hết, học mãi không đến ngày tốt nghiệp. Cho dù bạn đã thành công hay đang thất bại, là người giàu có hay không có gì trong tay, là đàn ông hay phụ nữ, thì bạn cũng vẫn phải không ngừng học tập để tiến bộ, từ đó vươn tới những đẳng cấp cao hơn.

Đặc biệt, với 7 điều sau đây, chỉ những ai thuộc đẳng cấp cao mới có thể thực hành thành thạo. Những người chưa đạt được cần không ngừng rèn luyện chính mình trong từng hoàn cảnh cuộc sống, từ đó nâng cao nhận thức cá nhân, trở thành một con người hoàn thiện và bản lĩnh hơn.

Thứ nhất, học cách thừa nhận sai lầm

Về tâm lý, không ai thích thừa nhận rằng mình là người làm sai. Bởi lẽ, đó là một trải nghiệm khó chịu về mặt cảm xúc đối với tất cả chúng ta. Mọi người thường không chịu thừa nhận sai lầm của mình, coi mọi vấn đề xảy ra đều là lỗi lầm của người khác tạo ra, chỉ có mình bạn là vô tội.

Hành động đổ lỗi, viện cớ cũng không giúp bạn thoát khỏi mớ bòng bong rắc rối đã gây ra. Đó chỉ là cách tạm thời bạn vô thức làm ra để bảo vệ lòng tự trọng dễ bị tổn thương của mình.

Người có thể trạng tâm lý yếu đuối không dám nhận sai về mình vì chấp nhận sự thật đã xảy ra có thể khiến họ suy sụp tinh thần. Cơ chế tự vệ khiến họ bất tri bất giác tư duy theo hướng đổ lỗi cho người khác, bóp méo nhận thức của mình về thực tế, đẩy trách nhiệm lên một cá nhân khác, khiến sự việc bớt đáng sợ hơn.

Kỳ thực, bản chất của hành động chối bỏ sai lầm chính là sai lầm lớn nhất. Khi chúng ta nhận lỗi với đúng việc, đúng người, chẳng những bạn không kém đi, mà còn trở nên trưởng thành hơn cả về lý trí lẫn tinh thần.

Thứ hai, học cách sống ôn hòa

Răng cứng đến mấy cũng có ngày rụng, đầu lưỡi mềm mại lại đi cùng ta đến ngày hóa thành cát bụi. Cho nên, muốn nhân sinh dài lâu, bạn càng phải học cách “mềm hóa” chính mình.

Cứng quá thì dễ gãy. Người nói chuyện quá thẳng thắn dễ đắc tội, làm mất lòng người khác. Người sống quá cố chấp dễ phạm sai lầm, tự chui đầu vào những ngõ cụt mà không thể thoát ra. Cứ như cành liễu mềm mại, dù chịu gió mưa bão bùng vùi dập vẫn có thể trụ vững, lại vươn mình đứng thẳng khi gian khổ đi qua.

Người sống ôn hòa là người trong cương có nhu. Họ mềm dẻo như dòng nước, thoạt nhìn có vẻ yếu ớt, nhưng lại ẩn chứa sức mạnh to lớn của người trí tuệ ở đẳng cấp cao.

Thứ ba là, thấu hiểu về sự kiên nhẫn

Sống trên đời mà không hiểu đạo lý “Lùi một bước biển rộng trời cao; nhẫn một chút sóng yên gió lặng” thì rất khó có thể làm nên thành tựu to lớn.

Giận thì dễ, nhẫn mới khó. Chữ “Nhẫn” chính là trí tuệ, là năng lực, là bản lĩnh có thể hóa giải mọi chuyện. Biết nhẫn nhịn đúng cách, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Biết kiên nhẫn, tinh thần bạn mới trở nên điềm tĩnh, dọn đường cảm xúc để lý trí xử lý vấn đề. Đây mới là trí tuệ của một người khôn ngoan.

Người ta có câu: “Thiên tài có thể đặt nền móng, nhưng hoàn tất công việc phải là lao động kiên nhẫn.”

Nếu không có sự kiên nhẫn, Einstein sẽ không thể tạo ra bóng đèn sau hàng ngàn lần thất bại, cũng như Steve Jobs không biến iPhone trở thành chiếc điện thoại thông minh nổi tiếng toàn cầu sau khi bị đuổi việc thảm hại tại chính công ty mình thành lập.

Cho nên mới nói, “Nhẫn” chính là sự thể hiện của một người đứng vững trước mọi thử thách, khó khăn, chờ cơ hội vượt qua và phát triển.

Thứ tư, học cách giao tiếp

Thiếu khả năng giao tiếp sẽ dẫn bạn đến những cuộc tranh chấp và hiểu lầm không đáng có. Nếu không có sự hiểu biết, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau, mọi mối quan hệ đều không thể gắn bó hay kéo dài. Nếu không giao tiếp một cách khéo léo, bạn đang tự đẩy quyền lợi và thành công của mình vào tay kẻ khác.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn đúng, bạn không cần tranh cãi. Nếu bạn không đúng, bạn không có tư cách để tranh cãi.

Có một câu chuyện kể rằng, một cô gái lên tàu, nhìn thấy người đàn ông ngồi nhầm chỗ của mình. Cô lịch sự nói: “Có phải ông ngồi nhầm hay không?”

Người đàn ông lấy vé ra và hét lên: “Mở mắt ra mà nhìn cho rõ! Không thấy số ghế à? Mù à?”

Cô gái nhận lấy vé của ông ta, nhìn xong thì trả lại và đứng yên một bên.

Sau một lúc, khi tàu bắt đầu chạy, cô mới cúi đầu nói với người đàn ông: “Ông này, đúng là ông không ngồi nhầm ghế, nhưng ông đi nhầm tàu!”

Nếu to tiếng có thể biến đúng thành sai thì tại sao bạn phải chọn cách giao tiếp vừa kém hiệu quả, vừa gây ấn tượng xấu cho người khác như vậy?

Thứ năm, học cách buông bỏ

Cuộc sống giống như một chiếc vali, khi cần thì bạn nhấc lên, không cần hãy buông tay. Ở thời điểm nên buông mà không buông cũng giống như đeo lên người một gánh nặng không cần thiết, làm cách nào cũng chẳng được thoải mái tự nhiên.

Đời người ngắn ngủi, sinh mệnh vô thường. Càng cố chấp, càng so bì thì nhân sinh càng phiền lòng thêm. Đời người sợ nhất là cái gì cũng đều so đo, cả ngày toan tính, khiến tâm trạng khó được an định, không thể tự tại. Học được cách đối diện với được mất thì tâm thái mới tỉnh táo và bản lĩnh hơn.

Thứ sáu, cảm nhận sự thiện lương

Thấy vui mừng khi bạn bè được lợi, thấy cảm động khi chuyện tốt đẹp đang diễn ra, đó là khi tâm tính bạn cảm nhận sự thiện lương ở đời. Mà đã là thiện lương thì dù cử chỉ lớn hay nhỏ, gia trị to hay không, đều là một tấm lòng.

Trước hết, bạn phải cảm nhận được cái tốt thì hành động của bạn mới hướng tới cái tốt. Nếu chỉ dửng dưng vô cảm trước thị phi, đúng sai, bạn rất dễ lạc lối rồi đánh mất chính mình.

Thứ bảy, hiểu cách sinh tồn

Để tồn tại, chúng ta phải nhớ được tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe. Đó không chỉ là lợi ích cho bạn, mà còn là món quà tuyệt vời cho bạn bè và người thân, giúp họ sống an vui và thanh thản, không phải nơm nớp lo sợ gánh nặng tinh thần và tài chính khi bệnh tật ập đến.

– Theo Dương Mộc – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.