Làm việc cần mẫn nhưng vẫn thua kém bạn bè, tại sao lại như vậy?

2:00 sáng, Ernest Rutherford chủ nhiệm phòng thực nghiệm vật lý, đại học Cambridge, Anh Quốc chợt tỉnh giấc, phát hiện ánh đèn lấp lánh trong phòng thực nghiệm phía đằng xa.

Vốn tưởng do học sinh nào đó đi ra mà quên không tắt điện, ông bật dậy, đi bộ tới phòng thực nghiệm, thì nhìn thấy Chadwick, một nghiên cứu sinh, vẫn đang bận rộn trong phòng.

Rutherford hỏi: “Trời sắp sáng rồi, tại sao cậu vẫn chưa về nghỉ ngơi?”

Chadwick trả lời: “Em đang làm thí nghiệm.”

Rutherford: “Thí nghiệm đó rất quan trọng phải không?”

Chadwick: “Hoàn toàn không quan trọng, nhưng em nghĩ mình sẽ học được nhiều thứ từ đó.”

Rutherford: “Vậy cậu bận bịu bao lâu mỗi ngày?”

Chadwick đáp: “Mỗi ngày hơn 10 tiếng.”

Nghe xong câu trả lời của Chadwick, Rutherford hoàn toàn không tán thưởng: “Mỗi ngày cậu bận rộn hơn 10 tiếng, liệu còn thời gian suy nghĩ hay không?”

Bất chợt, Chadwick như được thức tỉnh, mặc dù cậu bận tới hoa mắt chóng mặt, nhưng điểm số vẫn cứ tụt lại phía sau, có người bạn còn “lười” hơn cậu, nhưng thành tích lại luôn xếp đầu bảng.

Thế là Rutherford bắt đầu nỗ lực cải thiện hiệu quả làm việc, và tích cực suy xét vấn đề, không ngờ thu được thành quả gấp đôi, tiến bộ nhanh vượt bậc.

Sau đó, nghiên cứu về tia beryllium không có nhiều tiến triển, Chadwick tự mình mở ra một hướng đi mới, dùng thiết bị dò hạt tích điện, phát hiện ra neutron.

Việc phát hiện ra neutron đã giải quyết được những khó khăn trong nghiên cứu nguyên tử, cũng giúp cho Chadwick giành được giải thưởng Nobel về vật lý.

Phát biểu tại buổi lễ trao giải, ông cho biết: “Giải thưởng Nobel về vật lý mà tôi vinh dự nhận được cũng chính là món quà dành tặng thầy hướng dẫn của tôi, nhờ có sự cảnh tỉnh của thầy mà tôi gặt hái được thành công.

Đôi khi mải mê chạy về phía trước không những làm ta khó mà tiền bộ, nó còn có thể khiến chúng ta bị bỏ lại phía sau, chỉ có dừng lại suy nghĩ mới có thể tiết kiệm công sức mà hiệu quả nhân đôi.”

Trong cuộc sống, có rất nhiều người giống như Chadwick, chỉ cặm cụi bước đi mà quên mất cần ngẩng lên suy ngẫm.

Đâm đầu “chạy về đích”, năng suất chưa chắc sẽ cao vì không có thời gian suy ngẫm, người ta sẽ dễ bị hùa theo, mất phương hướng tiến phía trước;

Ngược lại, biết dừng đúng lúc, dành thời gian tư duy và ngẫm nghĩ, tổng hợp lại kinh nghiệm và bài học, có như vậy mới nhìn thấy rõ được con đường tương lai.

Theo Khánh An – 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.