Kiểm soát cơn giận qua những cuốn sách

Sự giận dữ, là cảm xúc tự nhiên của con người và là cảm xúc mà nhiều người trong chúng ta cố gắng kìm nén. Nhưng trên thực tế, đây là một công việc rất khó khăn. Bởi suy cho cùng, thế giới này chứa đựng rất nhiều điều điên rồ và có rất nhiều thứ khiến chúng ta phải giận dữ.

Tuy nhiên trở thành một người thường xuyên tức giận sẽ không chỉ gây hại cho bản thân chúng ta mà cả những người xung quanh.

Dưới đây những cuốn sách được Rigo lựa chọn để giúp bạn thấu hiểu cảm xúc này.

1 – Be Angry, Hãy Cứ Giận Đi!

Dường như không phù hợp khi chúng ta đặt từ “giận” và “Đức Đạt-lai Lạt-ma” trong cùng một câu, chứ chưa nói trong cùng một cuốn sách. Xét cho cùng thì những lời dạy trong suốt cuộc đời của Đức Đạt-lai Lạt-ma là về tu dưỡng tình yêu thương và lòng từ ái. Dù Ngài đã dạy rất nhiều về việc ngăn ngừa cơn giận thì Ngài cũng hiểu rằng giận là một phần không thể xóa bỏ của con người. Đức Đạt-lai Lạt-ma từng chia sẻ: “Nói chung, nếu một người không bao giờ tỏ ra tức giận thì tôi nghĩ có điều gì đó không đúng. Não của anh ta không bình thường cho lắm.

Sân giận nếu không được nhận diện mà bị dồn nén thì nó sẽ phá hủy chúng ta từ bên trong. Tuy nhiên, trong ta cũng tồn tại một thứ gọi là lòng trắc ẩn phẫn nộ, một sự giận dữ mà được sử dụng không phải vì cái tôi kiêu ngạo của ai đó mà để tìm cách bảo vệ mọi người khỏi bị tổn hại.

Trong thế giới ngày nay, có rất nhiều điều khiến chúng ta phẫn nộ: bất công, bất bình đẳng về xã hội và kinh tế, phân biệt chủng tộc cũng như sự thiếu hiểu biết.

Cuốn sách nhỏ này có mặt ở đây để chia sẻ với bạn rằng: “Hãy cứ giận đi!”

Khi chúng ta nhận diện được cơn giận – cách chúng ta nắm giữ nó, cách chúng ta biểu lộ nó, cách chúng ta chạy theo nó – thì chúng ta có thể chuyển hóa cơn giận thành hành động từ bi. Có như vậy chúng ta mới có thể đem đến tình yêu thương, sự yên bình và hàn gắn thế giới.

Cuốn sách này được viết lại từ một buổi phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma của tác giả nổi tiếng người Nhật Noriyuki Ueda, đồng thời cũng là một giảng viên, nhà nhân chủng học. Là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Stanford, ông đã giảng dạy chuỗi bài giảng gồm 20 phần về Phật giáo đương đại, tại đó các sinh viên của ông thường đặt câu hỏi: “Phật giáo có thể đáp ứng được các vấn đề của thời đại không?”

Bài phỏng vấn của ông với Đức Đạt-lai Lạt-ma cung cấp một cái nhìn sâu sắc để giải đáp câu hỏi trên.

(*) Trích đoạn sách:

Trong thế giới thực, sự bóc lột vẫn tồn tại, có một khoảng cách rất lớn và bất công giữa người giàu và kẻ nghèo. Câu hỏi đặt ra là, từ quan điểm của một Phật tử, chúng ta nên giải quyết sự bất bình đẳng và bất công xã hội này như thế nào. Liệu có phải chúng ta không đúng là một Phật tử khi cảm thấy tức giận và phẫn nộ trước những tình huống như vậy?

Đây là một câu hỏi thú vị. Đầu tiên hãy xem xét vấn đề từ quan điểm thế tục – góc nhìn của giáo dục.

Chúng ta dạy gì về cơn giận?

Tôi thường nói chúng ta nên có nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu nghiêm túc hơn về việc liệu thứ gọi là hệ thống giáo dục hiện đại có đủ mạnh để gây dựng một xã hội lành mạnh hơn hay không.

Một số các nhà khoa học Mỹ mà tôi biết rất quan tâm đến những vấn đề xã hội. Nhiều năm liền, chúng tôi thảo luận về giá trị của lòng từ bi, và một vài trong số họ đã tiến hành thử nghiệm với những sinh viên đại học.

Họ cho các sinh viên thực hành thiền chú tâm (chánh niệm), và sau hai hoặc ba tuần, các nhà khoa học đã đánh giá những thay đổi diễn ra trong các môn học của sinh viên. Báo cáo cho thấy sau giai đoạn thực hành thiền, các sinh viên trở nên điềm tĩnh hơn, trí tuệ sắc bén hơn, ít căng thẳng hơn, và ghi nhớ tốt hơn.

Đại học British Columbia ở Canada đã thiết lập một tổ chức mới chuyên thực hiện nghiên cứu về cách thức những sinh viên có thể tu dưỡng lòng tốt và sự nhiệt thành trong bối cảnh hệ thống giáo dục hiện đại. Có ít nhất bốn hoặc năm trường đại học ở Mỹ thừa nhận rằng giáo dục hiện đại đang còn thiếu những giá trị này.

Cuối cùng, người ta đang thực hiện nghiên cứu để giải quyết vấn đề này và đề xuất những giải pháp cải thiện hệ thống.

Nếu không có một phong trào toàn cầu nhằm cải thiện giáo dục và quan tâm hơn đến những giá trị đạo đức thì công việc này sẽ mất rất nhiều thời gian và cũng rất khó khăn.

Tất nhiên, ở Nga và Trung Quốc cũng tồn tại những hiểm họa tương tự, Ấn Độ cũng vậy. Ấn Độ có thể khá hơn một chút vì vẫn lưu giữ được di sản của những giá trị tinh thần truyền thống.

Nhật Bản là một quốc gia hiện đại hóa và vì vậy đã bị Tây hóa, thế nên các vấn đề của phương Tây cũng đang diễn ra tại đây. Khi họ áp dụng hệ thống giáo dục hiện đại thì những giá trị gia đình và giá trị truyền thống bị mai một. Ở phương Tây, sức mạnh của Giáo hội Công giáo cũng như sự tương trợ của họ dành cho gia đình đang bị suy giảm, khiến xã hội phải gánh chịu hệ quả. Nhật Bản cũng vậy, sức ảnh hưởng của các tổ chức tôn giáo đang dần bị mờ nhạt và cùng với đó là khủng hoảng trong các gia đình.

Giờ chúng ta hãy nói về vai trò của những người có tôn giáo trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tất cả các tổ chức tôn giáo có chung những giá trị cơ bản – lòng từ ái, tình yêu thương, sự tha thứ, lòng khoan dung. Họ thể hiện và tu dưỡng những giá trị này theo nhiều cách khác nhau. Những tôn giáo chấp nhận sự tồn tại của một vị Chúa hay Thượng đế cũng có cách tiếp cận khác so với những tôn giáo không chấp nhận sự tồn tại đó, như Phật giáo chẳng hạn. Giáo hoàng hiện tại là một nhà thần học tài giỏi, và dù là một nhà lãnh đạo tôn giáo thì ông cũng nhấn mạnh về sự tồn tại song song của đức tin và lý trí.

Tôn giáo nếu chỉ dựa trên đức tin thì có thể bị hiểu như chủ nghĩa thần bí, nhưng lý trí mang lại cho đức tin một nền tảng và giúp nó liên quan với đời sống.

Theo quan điểm Phật giáo thì đức tin và lý trí luôn luôn song hành. Thiếu vắng lý trí, đó chỉ là một đức tin mù quáng, điều mà Đức Phật đã bác bỏ. Đức tin của chúng ta cần phải dựa trên giáo huấn của nhà Phật.

Trước tiên Đức Phật dạy về Tứ Diệu Đế, nền tảng của tất cả giáo lý Phật giáo, theo đó thì luật nhân quả chi phối mọi thứ. Đức Phật bác bỏ ý kiến cho rằng tồn tại một Đấng sáng tạo ra vạn vật. Đạo Phật bắt đầu với hiểu biết logic rằng tất cả hạnh phúc và khổ đau đều bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, ngay từ đầu đạo Phật đã rất lý trí, đặc biệt là các trường phái Phật giáo theo truyền thống tiếng Phạn, bao gồm cả Phật giáo Nhật Bản, tức là truyền thống Phật giáo tiếp nối truyền thống Đại học Nalanda vĩ đại từ Ấn Độ cổ xưa.

2 – Những Cảm Xúc Bị Dồn Nén

Một cuốn sách tâm lí học sẽ cho bạn biết điều gì? Ngoài những thuật ngữ, khái niệm và các chứng tâm thần của con người? Khi phân tâm học bắt đầu mở ra con đường tâm lí trị liệu, có lẽ tâm lí học đã đến gần đời sống thường nhật của con người hơn một chút. Cuốn sách “Những cảm xúc bị dồn nén” của nhà tâm lí trị liệu Isador Henry Coriat sẽ giúp bạn tự thấu hiểu chính mình.

Tác giả cho hay, trong quá trình tinh thần con người chịu đau khổ, ý thức xảy ra một cơ chế phòng vệ bằng cách dồn nén cảm xúc. Cảm xúc bị dồn nén như một bức tường, một tấm khiên bảo vệ tinh thần con người khỏi nỗi khổ đau. Rủi thay, nếu nó thất bại, sẽ gây nên chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng.
Nền văn minh hiện đại phải gánh chịu một lời nguyền khủng khiếp (do nó tự gây ra): Con người còn sống liên miên trong những mâu thuẫn tinh thần, giữa lí trí và cảm xúc, ý thức và vô thức. Và cái Ác càng trở nên hùng mạnh hơn. Cả người bị hại lẫn kẻ gây hại trong trường hợp này đều chỉ là nạn nhân của một ‘‘kẻ’’ khác vô hình mà bạo ngược hơn: Những cảm xúc đau khổ bị nén lại trong con người. Sự thật sau cùng là tổn thương.

Nhưng đừng lo, bạn đã có trong tay không chỉ tấm bản đồ, mà còn có một chiếc chìa khóa để tìm ra câu trả lời. Cuốn sách “Những cảm xúc bị dồn nén” chính là chìa khóa giúp con người tự thấu hiểu hững nỗi ấm ức vô hình bóp nghẹt trái tim bạn mỗi ngày.

Trước khi tìm đến nhà trị liệu, hãy trở thành nhà trị liệu của chính mình.

Một người chỉ trở nên mạnh mẽ và sáng suốt khi đã thực sự nhận biết và thấu hiểu tất cả những cảm xúc dồn nén của mình, những nỗi đau khổ và bất hạnh của mình, chấp nhận chúng và lôi chúng ra ánh sáng, chứ không phải tự ru mình bằng những lời hô hào suông về một thứ sức mạnh ý chí, tinh thần nào, hay bằng việc tìm đến trú ngụ trong những tổ chức tôn giáo cực đoan.

Mọi sự trốn mình trong một nơi chốn nào đó đều không có tác dụng.

Mọi sự vỗ về đều bất khả trước cái Xấu, cái Ác của con người.

Bằng ý chí dám đối diện với bóng tối trong mình, con người dần trở nên hùng mạnh hơn.

Chính bạn, chứ không phải ai khác, được quyền lựa chọn con người mình trở thành. 

3 – Từ Giận Dữ Đến Bình An

Cuộc sống mang đến cho con người nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, có cả vui buồn, hạnh phúc, bình an và tức giận. Tất cả những điều này không những đang diễn ra hết sức đa dạng mà còn rất nhanh chóng. Thế giới nội tâm của con người như một bánh xe không ngừng luân chuyển, và ai cũng mong tìm kiếm cho mình một chốn bình an, thanh thản, được sống trong hạnh phúc giữa sự xô bồ của cuộc đời.

Và có lẽ từ trước đến nay, chưa bao giờ sự tức giận, phẫn uất và bất an lại chất chứa trong trái tim và tâm trí con người nhiều đến như vậy. Chúng ta đã bị quá tải trước những tin tức, câu chuyện, hình ảnh về khủng bố, về những cơn thịnh nộ và cả về sự trả thù từ các phương tiện thông tin đại chúng. Ngành công nghiệp giải trí cũng mang đến cho chúng ta vô số những câu chuyện, bộ phim đề cập đến hàng động trả thù, căm phẫn và oán giận. Gần như giận dữ, thù địch đã trở thành một đề tài để kinh doanh. Những xung đột trong cuộc sống hàng ngày và những hành vi ứng xử thô lỗ đang dần làm suy yếu đi nền tảng của mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp.

Nhưng đó chỉ mới là cái nhìn tổng thể trên bề mặt vấn đề và như thế thì chưa thể nói lên được tất cả cho đến khi những chi tiết nhỏ trở nên sáng tỏ. Đó chính là Bạn và cảm xúc của bạn. Bạn có bao giờ tức giận không? Bạn tức giận như thế nào? Và đã khi nào trong lòng bạn trở nên “sôi sục” vì một sự oán giận nào đó chưa? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay rằng: “Hàng ngày, ai mà chẳng có lúc bực tức!”, nhưng thực ra đó cũng chỉ là một câu trả lời có tính chất chung chung, không làm cho bạn hiểu được nguồn gốc cơn giận của mình.

Quyển sách này dựa trên quan niệm về tâm linh như là một lời giải đáp cả ý thức và vô thức để hiểu nguyên nhân và con đường giải thoát khỏi sự tức giận, hướng chúng ta đến cuộc sống bình an và vị tha.

4 – Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh

Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn.

Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.

Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động.

“Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng:

– Từ bỏ “tham” – bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do.
– Từ bỏ “sân” – bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung.
– Từ bỏ “si” – bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm.
Cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất – vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo.

Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ “Người”, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.

5 – Hóa Giải Giận Dữ

Sếp luôn nổi giận vô cớ với bạn? Vợ bạn luôn cáu gắt vì những chuyện nhỏ nhặt hằng ngày? Mẹ chồng thường soi mói và tỏ ra khó chịu với mỗi hành động của bạn? Khách hàng chỉ biết hét: “Hãy gọi quản lý ra đây!” khi bạn vô tình sơ suất? Nhân viên cấp dưới luôn tỏ vẻ bất phục khi bạn yêu cầu họ làm việc gì đó?

Cảm xúc, bao gồm cả sự tức giận là quyền tự do của mỗi người. Người khác không thể can thiệp vào, và cũng không thể nhận trách nhiệm về phía mình.“Tôi là tôi. Bạn là bạn”. Nếu chúng ta có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa bản thân và người khác thì việc chúng ta bị cảm xúc của họ chi phối, hoặc trút giận lên người khác chắc chắn sẽ giảm đáng kể.

Qua cuốn sách này, bạn sẽ hiểu được bản chất của cơn giận dưới góc nhìn Tâm lý học, cùng những biện pháp để xoay chuyển tình hình và hóa giải nó một cách hiệu quả!

6 – Sống Hài Hòa Với Cảm Xúc

“Những cảm xúc như giận dữ, ghen tị hay tự cao là hoàn toàn tự nhiên đối với mỗi người.

Tuy nhiên, những cảm xúc này tác động mạnh mẽ tới chúng ta mà ta không hề hay biết. Để giải thoát chính mình, chúng ta phải hiểu sự cần thiết của việc sở hữu khả năng nhìn nhận cảm xúc một cách rõ ràng, nhận diện chúng đúng như bản chất của chúng, ghi nhận chúng, và nhìn thẳng vào tâm… Bản chất của tâm luôn sáng suốt, rõ ràng và đầy trí huệ. Tự tâm có thể tìm ra những giải pháp cho chính mình.”

– Jigme Rinpoche –

7 – Cân Bằng Cảm Xúc, Cả Lúc Bão Giông

Một ngày, chúng ta có khoảng 16 tiếng tiếp xúc với con người, công việc, các nguồn thông tin từ mạng xã hội, loa đài báo giấy… Việc này mang đến cho bạn vô vàn cảm xúc, cả tiêu cực lẫn tích cực.

Bạn có thể thấy vui khi nhìn một em bé đến trường nhưng 5 phút sau đã nổi cơn tam bành khi bị đứa trẻ con đi xe đạp đâm sầm vào lại còn ăn vạ.

Hoặc bạn rất dễ phát điên nếu như chỉ còn 5 giây nữa đèn giao thông chuyển từ đỏ sang xanh mà kẻ đi đằng sau bấm còi inh ỏi.

Hay là, bạn thấy buồn chỉ vì hôm nay trời mưa man mác, mà vẫn phải ngồi trong văn phòng làm việc, bạn bi quan rằng tuổi trẻ thật buồn tẻ.

Hãy thừa nhận đi! Ai trong số chúng ta cũng sẽ trải qua những điều này. Và cuốn sách này dạy bạn cách làm hòa với chính những tiêu cực bên trong mình…

Đa số những cảm xúc tiêu cực chỉ thỏa mãn được chúng ta ở thời điểm hiện tại. Tức là chúng ta có thể sẽ nhận được sự thoải mái khi la hét, cáu giận, chửi thề một ai đó nhưng những âm thanh ta phát ra, suy nghĩ ta truyền đi sẽ đóng vai một con dao sắc lẹm đâm ngược lại vào chính thân thể mình. Các mối quan hệ, cuộc sống, công việc của chúng ta sẽ dần rơi vào sự mệt mỏi, bế tắc.

Học được cách cân bằng cảm xúc cũng chính là học được cách làm chủ cuộc đời mình thông minh, sáng suốt và đúng hướng.

“Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông” khác biệt hoàn toàn so với những cuốn sách về cảm xúc thông thường khác khi:

– Chỉ cho người đọc những lý do khiến chúng ta luôn tiêu cực và bản chất của những điều này là gì?
– Những điều khiến chúng ta thường xuyên nóng giận và không hạnh phúc bắt nguồn từ đâu?
– Đưa ra những bài tập cụ thể để cân bằng cảm xúc mỗi ngày như: Ngừng suy nghĩ trong một khoảng thời gian cố định, tưởng tượng một quá trình, tập sống với bản thân mỗi ngày…

Cân bằng phương trình của cuộc đời không dễ, cuốn sách này không chỉ là lý thuyết còn cho bạn những kĩ năng, phướng pháp tận tình nhất để giúp bạn làm chủ cảm xúc của mình.

8 – Hồn Nhiên Trong Thế Giới Điên Đảo

Bất cứ ai trong chúng ta, sẽ có những lần rơi vào trạng thái không kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Khi đó có thể bạn sẽ phản ứng với các tình huống căng thẳng bằng cách la hét, quát mắng, cãi nhau lớn tiếng hoặc thậm chí là đi tìm một góc tối nào đó để suy ngẫm, than thân trách phận, xót xa thương tiếc cho số phận cuộc đời mình.

Thật khó để có thể kiềm chế cảm xúc cá nhân trong những khi tức giận, nhưng việc học cách quản lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc rất quan trọng. Hồn Nhiên Trong Thế Giới Đảo Điên không chỉ giúp bạn làm chủ cảm xúc mà còn giúp bạn tháo gỡ những mắc kẹt giữa cuộc sống bận rộn trong thế giới đầy hỗn đoạn, đảo điên này.

Cuốn sách là một bài đọc dễ dàng và thú vị và được viết và có cấu trúc. Nó cung cấp một mô hình đơn giản, để bạn hiểu được làm thế nào chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của mình và bằng cách nào để thực hiện nó trong cuộc sống của mình.

Nếu bạn có con nhỏ, mỗi buổi tối của bạn hẳn đều bận rộn với bao nhiêu là việc, nào là chuẩn bị các thứ cho bọn trẻ, từ việc lấy đồ đi học, nào là làm sẵn thức ăn trưa rồi ủi đồng phục. Thay vì vất vả chạy khắp nơi trong nhà, sao bạn không thử dành cho mình phút giây hạnh phúc khi được ngắm con yêu say ngủ? Đó là một cảnh tưởng hết sức tuyệt vời, vừa giản dị, vừa không tốn kém lại thật sự sống cho giây phút hiện tại.

Trong cuốn sách, Andy Cope cũng cung cấp một số khái niệm sâu sắc với thời gian và kỹ năng tuyệt vời để khi bạn đến với họ, bạn đã sẵn sàng cho họ… Nếu bạn cảm thấy đó là thời gian để thay đổi điều gì đó, có thể cuốn sách này giúp bạn tự đọc để phát triển trong thế giới điên rồ này. Anndy từng nói: “Chúng ta có thể lựa chọn cách sống tích cực, nhưng hạnh phúc là thứ bạn phải mở lòng ra với nó”. Vì vậy mà bạn hãy sống và suy nghĩ tích cực để có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc hơn.

Cuốn sách thể hiện sự hài hước, đầy màu sắc và sâu sắc, nó không chỉ giúp bạn trút bỏ những cảm xúc khi bực dọc, cuốn sách còn là một cuốn sổ tay hấp dẫn cho tâm trí con người, giúp bạn hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình, giao tiếp tốt hơn, hạn chế niềm tin và cuối cùng có được cuộc sống hạnh phúc hơn, cân bằng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.