Khen ngợi, cội nguồn của mọi thiện cảm

Các nhà tâm lý học đều cho rằng:

“Con người ta ai cũng đều mong muốn được đánh giá cao, và cách tốt nhất để lay động lòng người là lời khen ngợi chân thành và sự tán thành tử tế, chứ không phải sự chỉ trích hay phê phán.”

Trên thế gian này, không ai là không thích được khen ngợi, chỉ khi bạn biết cách khen ngợi người khác, người khác mới hồi đáp lại bạn với một thái độ tích cực.

Có một câu chuyện về vị Tổng thống thứ 30 của Mỹ, John Calvin Coolidge mà tới nay vẫn được nhiều người tán thưởng.

Tổng thống Coolidge có một thư ký rất xinh đẹp, nhưng vấn đề là cô thư ký này lại khá bất cẩn, thường xuyên để xảy ra sai sót trong quá trình làm việc.

Có người phàn nàn với Tổng thống Coolidge, hi vọng ông có thể nghiêm khắc trừng phạt cô thư ký này.

Tổng thống Coolidge chỉ cười rồi nói sẽ có cách của riêng mình.

Một buổi sáng nọ, Tổng thống vừa gặp thư ký đã lập tức khen ngợi cô:

“Bộ đồ hôm nay cô mặc rất đẹp, rất hợp với một người năng động như cô.”

Thư ký được Tổng thống khen ngợi, vô cùng vui mừng.

Tổng thống lập tức nói tiếp: “Tôi tin là công việc của cô cũng sẽ xuất sắc như chính cô vậy, nhưng tuyệt đối đừng kiêu ngạo đó nhé!”

Kể từ sau đó, cô thư ký đã thay đổi, rất ít khi xảy ra sai sót khi làm việc.

Có câu nói rằng, một lời nói hay bằng ba xuân ấm, một câu nói xấu bằng sáu đông lạnh.

Một câu khen ngợi, nó giống như làn gió mùa xuân vậy, khiến con người ta cảm nhận được động lực, khích lệ; một câu nói trào phúng, phê bình sẽ khiến con người ta buồn bã, cảm thấy mình rất thất bại.

Học cách khen ngợi người khác đúng lúc, là sự tôn trọng, là sự khéo léo, cũng là một loại trí tuệ.

Người thực sự thông minh, trước nay đều là cao thủ biết cương biết nhu đúng lúc.

– Theo Alexx –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *