Bạn ổn không? Hôm nay đi chơi cảm giác có vui không?
Có một câu hỏi kinh điển để bước đầu mở cánh cửa vào trái tim người khác “ổn không”, “có ổn không”. Thử tự hỏi chính mình xem, cảm giác thế nào? Nó giống như một nút bấm, bật tách một cái để người ta quay trở lại xem xét tâm lí mình. Cảm giác mơ hồ như vừa được đưa vào một thế giới khác. Bạn cảm nhận được chứ?
Giống như nháy mắt một cái, mở ra đã thấy mình ở một không gian xa lạ. Có kì quặc quá không? Trở lại xem xét tâm lí của chính-mình, sao mà xa lạ được?!
Nhưng đúng là vậy đấy. “Bởi vì thật ra, con người bình thường không có năng lực nhận thức chính mình. Cơ chế của não bộ chính là thế, nó xử lí được mọi việc trong tâm lí nó chứ không nhận thức được chính nó. Tâm không phải là Ý.” Nói chung, con người không có khả năng nhận thức chính mình, không có khả năng xem xét lại mình thực ra là gì. Đó là vấn đề
Socrates hẳn muốn nhấn mạnh vấn đề này, ông luôn lấy câu nói này làm phương châm: “Hãy tự biết mình, tự khắc sẽ biết cả Vũ trụ lẫn Thần Thánh”
Đấy là vấn đề mấu chốt của con người. Cho nên, trong trị liệu tâm lí, điều nhà trị liệu làm là tìm cách hướng người ta quay trở lại xem xét chính tâm lí mình, khi đó những lời của nhà trị liệu mới bắt đầu được lắng nghe. Những câu hỏi thăm về tâm lí có tác dụng như một phép thôi miên. “Bạn ổn không”, “Đi chơi cảm giác có vui không”, “Nếu bạn thấy vui thì cảm giác sau cảm giác vui là gì?” Hễ đã hỏi về tâm lí, người nghe liền cảm giác như không nghĩ được gì. Hễ phải nghĩ về cảm giác vui liền không thấy vui nữa. Luôn luôn lí trí đối nghịch với tâm cảm như vậy
Hễ đã sống lí trí, cuộc đời này không còn vui mấy nữa?! Bởi vì khi bắt đầu nghĩ, ta chợt nhận ra rằng mình hóa ra chẳng biết gì. Đó là điều Socrates đã cố chứng minh cho mọi người thấy, rằng những điều người ta nói ra đều chỉ là hiểu nhầm thôi, họ không biết được sự thật là gì. Ví dụ có một người nói bạn “hào hiệp” thì nếu hỏi đến cùng sẽ thấy họ không thật biết hào hiệp là gì
Còn bình thường, chúng là cứ nói cười vui vẻ với nhau, chia sẻ những câu chuyện hài hước, những thú vui nhỏ nhặt. Càng vui vẻ với những điều đó, chúng ta càng tham lam và giả tạo, càng chấp nhận mọi thứ mà không cần biết sự thật là gì
Nó giống như thế này, bạn thấy một người đội cái bàn lên đầu xong cười nắc nẻ “Đội cái bàn lên đầu đúng là sướng thật”. Nhưng hỏi “sướng gì?” thì họ không biết. Bạn thấy có giống người điên không? Khi chúng ta thỏa mãn với tất cả những gì đem lại niềm vui, chỉ vì để thỏa mãn chứ không phải vì mục đích, không phải vì thực dụng, nó chính là một trạng thái điên loạn như thế
Những chuyện chỉ để nói cho vui theo kiểu trời ơi đất hỡi, giật gân, tin sốc nó chỉ là những chuyện vô bổ, hãm hại nhau. Nó không có sự thấu hiểu, không có chân thành. Người ta có thể vui vẻ với nhau mà chẳng cần hiểu gì về người kia cả. Đó là một trạng thái cực kì giả tạo
Cho nên có những người rất nhiều bạn bè, thường xuyên tụ tập, trò chuyện vui vẻ, nhưng khi về đến nhà tâm trạng trở nên rất tồi tệ, rất cô độc
Người ta có thể bỏ qua sự thật, nhưng vẫn biết rằng mình không biết sự thật là gì, rằng mọi điều chấp nhận đều rất giả
Cũng có những người thực sự vui, về đến nhà vẫn cảm thấy vui thì chỉ cho thấy rằng người này cực kì giả tạo, và chắc chắn là một người tham lam, tham tiền. Họ chìm trong thế giới kinh tế – thế giới chấp nhận
Những cuộc vui của chúng ta, hóa ra không vui vẻ lắm đâu. Những người luôn vui vẻ hòa đồng, hóa ra chẳng tốt đẹp mấy đâu, họ thậm chí là những người tham lam bậc nhất
Vậy thì hòa đồng là không tốt? Những điều này để nói là trạng thái vui vẻ, chấp nhận nhau mà không thấu hiểu, nó rất giả tạo
Còn một một quan hệ lành mạnh, hòa ái thì không giả tạo
Khi hai người thấu hiểu nhau thì mối quan hệ không mang tính chất chấp nhận. Khi bạn hiểu được điều sâu thẳm trong lòng người kia thì nó không phải là giả tạo. Chúng ta sẽ không nói với nhau những câu chuyện vô bổ như: “Anh ơi, cái cốc này đẹp không, em thích lắm” – “Ơ, em thích cốc này từ bao giờ đấy?” Không có thấu hiểu, sẽ chỉ có giả tạo và lòng tham.
Cho nên, khi nói chuyện với một người, hãy chắc chắn bạn rất hiểu người đấy, hiểu trái tim người đấy, đến mức chỉ cần người đấy thay đổi cách nói, bạn liền biết trái tim họ đang cảm thấy điều gì. Người kia có thể không hiểu bạn, nhưng chỉ cần bạn hiểu họ thì mối quan hệ không bao giờ như trước nữa
Một mối quan hệ chân thành dựa trên sự thấu hiểu, chứ nó không dựa trên vài câu chuyện làm quà, những kể lể tâm sự chỉ để giải tỏa và lặp lại cùng một chuyện ngày này qua tháng khác
Với mọi truyện trên đời, bao giờ cũng phải dùng lí trí để liễu giải đến tận cùng xem nó là gì. Với mọi trạng thái yêu ghét, mọi tâm lí đều dùng lí trí để phân tích xem động lực đứng sau những tâm cảm đấy là gì. Đấy là tiêu chuẩn của chân thành. Có người nói rằng “như thế rất tàn nhẫn”. Đúng là thế. Như đã nói, lí trí càng mạnh, tâm cảm càng biến mất, sự vui vẻ biến mất. Khi hiểu rõ tại sao bạn yêu quý một người, bạn sẽ không bao giờ yêu quý họ được đến thế nữa. Sự thật về thế giới tâm lí không có mấy ánh sáng đâu, như bạn đọc quen sách về tâm lí học có thể đã thấy.
Hễ đã sống trong đô thị bắt buộc phải dùng lí trí, thậm chí phải biến mọi thứ không phải lí trí thành lí trí, kể cả sự yêu ghét. Điều này rất tàn nhận, thực ra là tàn nhẫn với chính mình
Nhưng nếu không thế, chỉ có sự giả tạo, hãm hại nhau
Cho nên, hãy thật sự lí trí lên, không ngừng lí giải bản thân, nhìn nhận chính mình và thế giới bên ngoài, nhận ra bóng tối của nó. Đó mới là một cuộc sống lành mạnh
Và để lí trí hơn, nên bằng đầu bằng việc rèn luyện TƯ DUY LOGIC
Nắm bắt tư duy logic để làm chủ cuộc đời
Bởi vì khi
Đã rõ tại sao cuộc đời lại thế, ta mỉm cười được rồi
Chúc bạn ngày lành mạnh, chân thành ^^
– John Lạc Quan –
Tham khảo sách: BIẾT ĐÚNG BIẾT SAI THIÊN TÀI LOGIC – Ryu Vội Vã