Hành trình ” NÓI KHÔNG VỚI NHỰA” qua những cuốn sách

Hãy cùng Rigo ĐỌC để HIỂU, HIỂU để HÀNH ĐỘNG!

#Biến_đổi_khí_hậu đã không còn chỉ là một khủng hoảng thông thường mà đó là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Khi nhiều đợt nắng nóng kéo dài, khan hiếm nước sạch, bão bụi và lũ quét với cường độ mạnh, các khu rừng dần chết đi, nhiều loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn… Phản ứng dây chuyền là không thể đo đếm được!

1- Nhà không rác – Bea Johnson

“Môi trường, kinh tế và sức khỏe của chúng ta đang bị khủng hoảng trầm trọng. Tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, tình hình kinh tế không ngừng biến động, nền sức khỏe toàn dân đang trên đà tuột dốc, mức sống con người ở mức thấp kỷ lục. Một cá nhân có thể làm gì để đối mặt với những vấn đề khốc liệt ấy?

Những thực tế choáng ngợp đó chỉ nghe thôi đã khiến người ta tê dại, nhưng xin hãy nhớ rằng mỗi hành động của một cá nhân đều can hệ đến môi trường và sự đổi thay không đâu khác chính từ đôi bàn tay ta.

Tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhưng chúng ta chỉ chăm chăm mua các sản phẩm từ dầu mỏ. Nền kinh tế yếu kém, chúng ta chỉ sính đồ ngoại. Sức khỏe toàn dân xuống dốc, con người chỉ nạp vào cơ thể những thực phẩm chế biến sẵn và mang về nhà những sản phẩm độc hại. Việc tiêu thụ bất kì thứ gì sẽ đều trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế và sức khỏe vì trên thực tế bạn đang ủng hộ một hình thức sản xuất nào đó và gửi đi thông điệp về nhu cầu để kích thích nguồn cung. Nói cách khác, mua sắm là một dạng biểu quyết và những quyết định chúng ta thực hiện mỗi ngày đều có tác động nhất định.

Ta có thể lựa chọn, hoặc làm tổn thương hoặc chữa lành xã hội. Nhiều người trong chúng ta không nhất thiết phải bị thuyết phục mới bắt đầu sống thân thiện với môi trường, tôi tin ai nấy đều từng mong mỏi và tìm mọi cách để đơn giản hóa các giải pháp mà không chỉ dừng lại ở tái chế.

Lối sống Không Rác sẽ tiếp thêm sức mạnh và rèn giũa bạn khi bạn phải đối mặt với những thử thách trên cuộc hành trình. Zero Waste Home: Nhà Không Rác sẽ tiếp động lực giúp bạn giải tán bớt đồ đạc và tái chế ít hơn, không chỉ góp phần xây dựng một môi trường xanh sạch đẹp hơn mà còn giúp bạn hoàn thiện bản thân. Cuốn sách đưa ra những giải pháp thực tiễn cũng như đã được kiểm chứng để sống lành mạnh và phong phú hơn bằng các tài nguyên không sinh rác thải vốn sẵn có. Quy trình thực hiện chỉ đơn giản theo thứ tự: Refuse (từ chối những gì chúng ta không cần), Reduce (tiết giảm những gì chúng ta cần), Reuse (tái sử dụng những gì chúng ta tiêu thụ), Recycle (tái chế những gì chúng ta không thể từ chối, không thể tiết giảm, hoặc không thể tái sử dụng) và Rot (ủ phân những gì còn lại).

Cuốn sách không có tham vọng đạt tới mục tiêu tuyệt đối không có rác thải. Thực tiễn sản xuất ngày nay cho thấy đó là điều không tưởng. Không rác thải là một mục tiêu lý tưởng, một điểm tựa để bẩy ta gần hơn tới đích. Không phải mọi độc giả đều có thể thực hiện tất cả những gì đề cập trong cuốn sách hay giảm lượng chất thải hằng năm tới kích thước bình một lít như những nỗ lực của chúng tôi. Tôi hiểu rằng sự khác biệt về địa lý và dân cư sẽ quyết định khoảng cách chặng đường tới đích đến không rác thải của bạn.

Tạo ra bao nhiêu rác không thực sự quan trọng. Quan trọng là bạn hiểu được tác động tiêu dùng của mỗi cá nhân tới môi trường và bắt tay vào hành động. Mọi người đều sẽ quen với những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Và mọi thay đổi dù nhỏ nhưng bền vững cũng đều có tác động tích cực đến hành tinh và xã hội loài người.”

2- Những gì bạn có thể làm vì một thế giới không tràn ngập nhựa – Martin Dorey

Cuốn sách No. More. Plastic, là cuốn sách nổi tiếng của Martin Dorey, bàn về thực trạng đồ nhựa khủng hoảng của thế giới hiện tại của chúng ta và những điều bạn có thể khởi sự làm vì một thế giới không tràn ngập nhựa.

Làm thế nào để cứu thế giới chỉ với hai phút mỗi ngày?
Cuốn sách này sẽ là xuất phát điểm của bạn!

3- Khi loài cá biến mất – Mark Kurlandsky

Một thế giới không còn cá thì sẽ như thế nào?

Hầu hết những câu chuyện xoay quanh việc Trái Đất bị hủy diệt thường có nguyên nhân đến từ âm mưu độc ác của một kẻ phản diện nào đó, nhưng cuốn sách cực kì đáng đọc này lại kể một câu chuyện về “Trái Đất đang và sẽ bị phá hủy như thế nào bởi chính những con người lương thiện đang gặp thất bại trong việc giải quyết một vấn đề sống còn, chỉ đơn giản vì mọi tính toán của họ đều sai lầm.”

Tất nhiên điều đó vẫn chưa xảy ra, nhưng nó cũng sẽ đến sớm, chỉ trong vòng 50 năm nữa, tất cả các loài cá sẽ bị tuyệt chủng nếu con người không thay đổi hành vi. Và khi đó, sự hủy diệt của loài người sẽ diễn ra gần như lập tức, chứ không cần chờ đến khoảng 5 tỉ năm nữa khi Mặt trời nổ tung.

Hãy cùng nhau thay đổi mọi thứ trước khi quá muộn.

Cuốn sách vẽ ra bức tranh những gì thực sự xảy ra trong lòng đại dương một cách dễ hiểu nhất, thu hút nhất. Không chỉ khám phá một trong những loài đa dạng nhất hành tinh, Mark Kurlansky còn mang đến những câu chuyện thú vị về đại dương và lịch sử ngành ngư nghiệp, mối quan hệ giữa con người với đại dương,…

Mark Kurlansky là một ngư dân/người nghiên cứu khoa học. Ông là tác giả viết về đại dương hay nhất với hàng loạt các đầu sách best seller như Cá tuyết (Cod), Muối (Salt), Con hàu lớn (The Big Oyster),… Khi loài cá biến mất là một cuốn sách được khuyên đọc trong rất nhiều trường học tại Mỹ.

4- Đời sống bí ẩn của cây – Peter Wohlleben

Chúng cảm thấy gì?
Chúng giao tiếp thế nào?
Những phát hiện từ Thế Giới Bí Mật

“Khi bạn biết rằng cây cũng biết đau, cũng có ký ức, và cây ba mẹ sống cùng con cái, thì bạn không còn có thể chặt chúng và phá vỡ cuộc sống của chúng bằng những cỗ máy to lớn nữa”

Được xem là một trong những quyển sách hay nhất về cây cối, “Đời sống bí ẩn của cây” mở ra một thế giới kỳ diệu về đời sống xã hội phức tạp của những khu rừng ôn đới. Những cái cây giao tiếp với nhau, thể hiện cá tính riêng, hỗ trợ nhau lớn lên, chia sẻ chất dinh dưỡng cho những cá nhân đang chống chọi bệnh tật và thậm chí cảnh báo nhau về những nguy hiểm sắp xảy ra… Không chỉ gây bất ngờ với những thông tin hấp dẫn về các loài cây cối mà lâu nay chúng ta vẫn xem là vô tri vô giác, trong tác phẩm này, Wohlleben còn chia sẻ tình yêu sâu sắc của ông đối với cây và rừng, đồng thời giải thích các tiến trình thú vị của sự sống, cái chết và sự tái sinh mà ông đã quan sát được trong chính khu rừng của mình.

 
5- Tinh thần sống xanh – Florence Williams
Trong nhiều thế kỷ, các nhà thơ và triết gia đã khẳng định về những lợi ích của việc sống gần gũi với thiên nhiên: Aristotle tin rằng đi dạo ngoài trời giúp tâm trí minh mẫn hơn; Darwin, Tesla và Einstein đi dạo dưới những tán cây trong vườn để giúp mình suy nghĩ; Beethoven tìm nguồn cảm hứng từ sỏi đá và lá cây…

Cuốn sách Tinh thần sống xanh – Sức khỏe, hạnh phúc và nguồn năng lượng sáng tạo đến từ thiên nhiên (Tựa gốc: The Nature Fix: Why Nature Makes Us Happier, Healthier, and More Creative) sẽ chỉ ra các căn cứ khoa học cho những phát hiện này.

Với sự bùng nổ dân số và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người ngày càng quay lưng lại với thiên nhiên, để rồi ngày càng phải gánh chịu nhiều hệ lụy không mong muốn như cận thị, thiếu vitamin D, béo phì, trầm cảm, cô đơn và lo âu…

Xuyên suốt cuốn sách này, với ý tưởng nghiên cứu tác động của thiên nhiên lên bộ não con người, Florence Williams sẽ cho thấy cách sống như thế nào để cả cơ thể, tinh thần của bản thân và cộng đồng đều được hưởng lợi. Bằng giọng điệu tự nhiên, thông minh và dí dỏm, tác giả sẽ chứng minh rằng thiên nhiên không phải là một thứ xa xỉ mà trên thực tế lại rất cần thiết cho nhân loại.

Khi cuộc sống hiện đại của chúng ta đang thay đổi đáng kể, phần lớn con người dành mọi hoạt động của cuộc đời ở trong nhà, trong văn phòng, trong trường học, những câu trả lời trong Tinh thần sống xanh càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

 
6- Đợt tuyệt chủng thứ sáu – Elizabeth Kolbert
Kể từ hơn nửa tỉ năm trước, năm đợt tuyệt chủng đã diễn ra, khi sự đa dạng sống trên trái đất bất ngờ thu hẹp lại. Và phải chăng chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng kế tiếp – Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu – diễn ra trong thế Nhân sinh, một thế địa chất mà con người thống trị trên nhiều khía cạnh.

Để trả lời nghi vấn này, Elizabeth Kolbert đã theo chân các nhà khoa học khảo sát sự tồn tại và xác nhận sự biến mất ở một số loài ở khắp các vùng trên trái đất. Từ loài ếch vàng ở Panama đến loài voi răng mấu châu Mỹ; từ lũ chim ăng-ca khờ khạo đến loài cúc đá bé nhỏ.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa chúng ta đến các thử nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của đợt tuyệt chủng thứ sáu. Trong đó, nổi bất nhất chính là những hành động do con người gây ra với các hệ sinh học và địa hóa học của trái đất như: thải quá nhiều carbon dioxit, làm axit hóa đại dương, chặt rừng nhiệt đới…

Và câu hỏi lớn ở đây: Con người phải chăng đang vừa là thù phạm vừa là nạn nhân của một đợt tuyệt chủng kế tiếp?

 
7- Mùa xuân vắng lặng – Rachel carson
Nhà tự nhiên học nổi tiếng Sir David Attenborough cho rằng nếu phải tìm một tác phẩm để so sánh với Mùa Xuân Vắng Lặng về sức ảnh hưởng của nó lên thế giới khoa học kỹ thuật này, thì đó chỉ có thể là Nguồn gốc các loài (The Origin of Species) của Charles Darwin.

Được đăng thành nhiều kỳ trên tờ New Yorker trước khi xuất bản thành sách vào tháng Chín năm 1962 đến nay, Mùa Xuân Vắng Lặng đã bán được hơn hai triệu bản.

Rachel Carson đã chỉ ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu tổng hợp DDT gây ra, và bày tỏ sự quan ngại to lớn khi chính phủ Mỹ cho phép việc sử dụng tràn lan những hóa chất độc hại trước khi hiểu rõ hệ quả lâu dài của chúng đối với môi trường và sự sống.

Cuốn sách ra đời không những gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, như một hồi chuông cảnh tỉnh về môi trường, mà còn là tiền đề cho việc ra đời nhiều bộ luật và cơ quan kiểm soát chặt chẽ sau này. Ngoài lệnh cấm bán DDT trên toàn nước Mỹ vài năm sau đó, cuốn sách còn là khởi nguồn của Đạo luật Nước và Không khí sạch, Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia, và dẫn đến sự ra đời của Ngày Trái Đất.

“Rachel Carson để lại cho chúng ta một di sản không chỉ có thể bao quát được cuộc sống tương lai, nhiệt huyết cả đời của bà, mà còn giữ vững được tinh thần của nhiều thế hệ. Bà bắt chúng ta đối mặt với sự tàn phá của hóa chất lên toàn cầu và kêu gọi chúng ta điều chỉnh lại tham vọng của bản thân – một thái độ mang tính cách mạng – để duy trì sự sống cho chính mình.” Linda Lear

“Xét tổng thể, Rachel Carson đã thành công trong việc làm chúng ta khiếp sợ bị thế giới tự nhiên ruồng bỏ. Tác phẩm của bà gợi lên nỗi oán giận, sự tổn thương và tính phản kháng. Đó là Túp lều của bác Tom ở thế kỷ 20.” – Walter Sullivan, “Books of the Times”, New York Times, 1962.

 
8- Sống không rác – Erin rhoads
Cuốn sách “Sống không rác – Thay đổi thế giới từ những điều nhỏ nhất” của tác giả Erin Rhoads được chia làm ba phần để khuyến khích bạn từ từ tiếp cận vấn đề. Đừng gây áp lực cho bản thân rằng bạn phải thay đổi ngay lập tức hay phải làm mọi thứ chính xác như những gì tác giả đã làm, xin hãy nhớ, đây là một quá trình kéo dài suốt sáu năm trời của Erin! Tác giả muốn khích lệ bạn thử nghiệm, khám phá, điều chỉnh để áp dụng những gì mà bạn thấy là phù hợp với cuộc sống của mình, chứ không phải ngược lại. Tất cả vấn đề chỉ là bạn nỗ lực hết sức có thể, với những thứ bạn đang có, tại nơi bạn đang sống.

 
9- Cuộc cách mạng một cọng rơm – Masanobu Fukuoka
“Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm” là cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.

Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.

Nhưng bạn không nên để tựa đề cuốn sách đánh lừa. “Cuộc cách mạng một – cọng – rơm”, nhưng chẳng có “cuộc cách mạng” nào ở đây cả. Cuốn sách chỉ là những ghi chép của một người làm nông khiêm nhường rón rén trước thiên nhiên vườn ruộng, như thể mỗi một từ được viết ra tác giả đều sợ làm tổn thương đất đai cây cỏ.

Bạn cũng sẽ thất vọng nếu có ý định tìm trong cuốn sách này những tri thức về nông nghiệp, dù là nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp tự nhiên. Bởi vì đối với ông Fukuoka, tri thức là hữu hạn, còn thiên nhiên cây cối là vô cùng, cái hữu hạn không thể thâu tóm được cái vô cùng.

Cuốn sách cũng không nhằm góp phần làm đa dạng hóa kiến thức của bạn về thiên nhiên và cuộc sống. Bạn sẽ thấy tác giả của nó không hề có ý định như vậy.

Trong kho tàng sách vở của nhân loại, trừ cuốn Pháp bảo đàn kinh của Lục tổ thiền tông Huệ Năng, hiếm có cuốn sách nào như cuốn sách này, khi mà tác giả không hướng người đọc theo tư tưởng và quan niệm của người viết sách mà hướng người đọc vào chính bản thân họ trong mối quan hệ tương tác với môi trường sinh ra và nuôi dưỡng họ.

Viết về nông nghiệp nhưng ông Fukuoka không để người đọc dính mắc vào các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, cũng không dính mắc vào chính cuốn sách của ông. Người ta bảo phương pháp Fukuoka là thiền trong nông nghiệp là vì vậy.

Đọc cuốn sách này và gấp nó lại, bạn sẽ không còn nghĩ ông Fukuoka đã viết những gì, nhưng bạn sẽ nhận ra vô số những điều mà trước đây do những tri thức học ở sách vở, trong trường lớp đã biến thành định kiến trong đầu bạn khiến cho bạn không nhận ra. Bạn sẽ nhìn cái cây không phải là giống thực vật vô tri được mô tả trong sách trồng trọt mà là cái cây có tâm hồn. Bạn sẽ thú vị nhớ lại, trong câu chuyện cổ tích Một người mẹ, nhà văn Andersen đã từng bảo mỗi một cái cây đều có một số phận, mỗi cái cây đều có một trái tim. Và bạn sẽ hiểu vì sao ông Fukuoka lại nói chỉ có những đứa trẻ mới nhìn được thiên nhiên như thiên nhiên vốn có.

 
10- Đời không plastic – Hiệp hội bảo tồn biển
 
Đây không phải là một cuốn sách chống lại vật liệu plastic, mà là hành trình đi qua một ngày điển hình trong đời sống của chúng ta với góc nhìn cởi mở hơn.

Chúng ta hẳn đã quá thân thuộc mà không nhận ra rằng, từ thời điểm vừa chào đời, hầu hết những gì chúng ta nhìn thấy đều được làm từ plastic. Và chúng ta cũng quá quen đến nỗi không còn tự hỏi: Những vật dụng này có cần thiết không? Chất liệu plastic từ đâu đến? Đâu là điểm kết khi chúng hoàn tất công việc của mình? Cuốn sách này sẽ giúp bạn tự vấn lại chứng nghiện plastic của bản thân (điều không mấy ai để ý), và khiến bạn lưu tâm hơn về những món đồ thông dụng đến nỗi hầu như bạn đã hết cân nhắc về chúng: Tại sao lại có một ống hút hay que khuấy bằng nhựa trong đồ uống của tôi? Tại sao miếng sandwich này lại được bọc trong màng plastic, rồi thì cà phê, nĩa, món rau trộn, bàn chải đánh răng và kem đánh răng, dầu gội, đồ chơi của trẻ em? Cả áo quần. Và bàn ghế, thảm trải, trần nhà của tôi nữa? Mọi chuyện này rốt cuộc là thế nào?

 
11- Một mình sống trong rừng – Henry David Thoreau
Walden – Một Mình Sống Trong Rừng là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời “hai năm hai tháng hai ngày” sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, “Giọt nước của Trời”, “đáng yêu hơn kim cương” trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình.

Ở Walden, ông đã số́ng nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức “Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng mình chưa hề sống”. Ông chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người”. Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.

 
12- Cuộc cách mạng một cọng rơm – Masanobu Fukuoka
“Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm” là cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.

Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.

Nhưng bạn không nên để tựa đề cuốn sách đánh lừa. “Cuộc cách mạng một – cọng – rơm”, nhưng chẳng có “cuộc cách mạng” nào ở đây cả. Cuốn sách chỉ là những ghi chép của một người làm nông khiêm nhường rón rén trước thiên nhiên vườn ruộng, như thể mỗi một từ được viết ra tác giả đều sợ làm tổn thương đất đai cây cỏ.

Bạn cũng sẽ thất vọng nếu có ý định tìm trong cuốn sách này những tri thức về nông nghiệp, dù là nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp tự nhiên. Bởi vì đối với ông Fukuoka, tri thức là hữu hạn, còn thiên nhiên cây cối là vô cùng, cái hữu hạn không thể thâu tóm được cái vô cùng.

Cuốn sách cũng không nhằm góp phần làm đa dạng hóa kiến thức của bạn về thiên nhiên và cuộc sống. Bạn sẽ thấy tác giả của nó không hề có ý định như vậy.

Trong kho tàng sách vở của nhân loại, trừ cuốn Pháp bảo đàn kinh của Lục tổ thiền tông Huệ Năng, hiếm có cuốn sách nào như cuốn sách này, khi mà tác giả không hướng người đọc theo tư tưởng và quan niệm của người viết sách mà hướng người đọc vào chính bản thân họ trong mối quan hệ tương tác với môi trường sinh ra và nuôi dưỡng họ.

Viết về nông nghiệp nhưng ông Fukuoka không để người đọc dính mắc vào các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, cũng không dính mắc vào chính cuốn sách của ông. Người ta bảo phương pháp Fukuoka là thiền trong nông nghiệp là vì vậy.

Đọc cuốn sách này và gấp nó lại, bạn sẽ không còn nghĩ ông Fukuoka đã viết những gì, nhưng bạn sẽ nhận ra vô số những điều mà trước đây do những tri thức học ở sách vở, trong trường lớp đã biến thành định kiến trong đầu bạn khiến cho bạn không nhận ra. Bạn sẽ nhìn cái cây không phải là giống thực vật vô tri được mô tả trong sách trồng trọt mà là cái cây có tâm hồn. Bạn sẽ thú vị nhớ lại, trong câu chuyện cổ tích Một người mẹ, nhà văn Andersen đã từng bảo mỗi một cái cây đều có một số phận, mỗi cái cây đều có một trái tim. Và bạn sẽ hiểu vì sao ông Fukuoka lại nói chỉ có những đứa trẻ mới nhìn được thiên nhiên như thiên nhiên vốn có.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 
 
 
 
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.