ĐỪNG THAN VÃN – Chỉ có kẻ yếu, kẻ bạc nhược mới than vãn

ĐỪNG THAN VÃN

Chỉ có kẻ yếu, kẻ bạc nhược mới than vãn

.

Từ trước đến nay ai là những kẻ than đời là bất công?

Thường, bạn biết là từ lúc bước vào quá trình tự sửa mình thì bạn đã không còn thấy cuộc đời là bất công nữa rồi, nếu bạn nhận ra được tâm lí biến đổi sâu sắc của mình

Từ trước đó bạn có thể than thở cuộc đời thế này, cuộc đời thế kia, nhưng người đã cố sửa mình trong một thời gian dài, thấm nhập đạo lí, hoàn toàn chủ động trong cuộc sống, có được cuộc sống mà mình thật sự theo, đó là đạo lí, sự hùng mạnh trong tâm trí

Họ không thấy cuộc đời là bất công hay không, mà họ chỉ tập trung xem là mình có ngộ được không, có cống hiến được không, có làm được thêm điều gì không, thực hiện được sự vụ không, và giúp đỡ, hòa nhập với cộng đồng hay không. Đấy là những điều họ quan tâm. Đó là một tâm lí phổ biến như thế

Chỉ có kẻ yếu, kẻ bạc nhược mới than vãn

Kẻ than vãn cuộc đời này chính là kẻ phá hoại. Kẻ than vãn ở đâu cũng là kẻ phá hoại

Kẻ phá hoại đánh mất điều gì?

Đánh mất năng lực bản thân, đánh mất cơ hội để cống hiến, đánh mất chính bản thân mình. Kẻ đấy giống như đã chết trên con đường của Đại Nghĩa rồi. Nên mới nói là THÍCH GIẢ SINH TỒN, chỉ người thích hợp mới sống được tiếp, mới tồn tại được tiếp

Còn những kẻ phá hoại, coi như Đại Nghĩa đã bỏ qua chúng rồi, như cát bụi dưới chân trên đường chúng ta đi, chỉ là để cho bước chân của chúng ta có một điểm tựa vững mạnh hơn mà đi tiếp

Khi chúng ta đi qua, nó lún xuống, nó tan nát ở dưới bàn chân của con người đi được con đường Đại Nghĩa, nguyên lí là như thế

.

Về căn bản, bạn đừng tìm cách than vãn, đừng tìm cách oán trách, đừng tìm cách thấy là mọi chuyện bất công

Người cống hiến ở trong một tổ chức chẳng bao giờ thấy tổ chức có gì bất công, không có người làm ít với người làm nhiều, họ không thấy điều đấy

Họ chỉ thấy ai đang khiến cho tổ chức chậm trễ, chứ họ không thấy bất công là “Tại sao tôi phải làm nhiều, còn tại sao họ được làm ít? Tại sao tôi chịu khổ còn tại sao họ sướng thế? Tại sao bà sếp kia chỉ việc ngồi một chỗ, cười nói, thế mà lương cao và được mọi người thừa nhận; tôi bục mặt ra làm mà không ai nói tôi là giỏi, không ai nói tôi là tốt?” Đấy là suy nghĩ của kẻ phá hoại, của kẻ bạc nhược, của kẻ sớm muộn rồi cũng sẽ mang theo tâm lí phản Môn diệt Sư

Còn lại, người cống hiến biết bản thân sự cống hiến đấy là quan trọng. Vì càng cống hiến càng được năng lượng cống hiến rót vào, trí tuệ thăng tiến, bản lĩnh thăng tiến, chỉ càng ngày càng thành kẻ mạnh

Người cống hiến thật sự là kẻ hùng mạnh, không ai thách thức được họ

Họ không thấy sự bất công, bất công là khái niệm của kẻ yếu, kẻ bạc nhược

– Trích sách THUẬT DỤNG NHÂN – Tác giả Hạo Thái –

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.