Đừng đợi đến khi già mới nhận ra đáp án của hạnh phúc

Nhà văn Tất Thục Mẫn từng viết rằng:

Có một tờ báo phương Tây tiến hành một cuộc thi lấy tiêu đề “Ai là người hạnh phúc nhất thế giới?” Có hàng nghìn bức thư được gửi đến để trả lời câu hỏi này. Tờ báo đã tổ chức một hội đồng bình chọn để chọn ra bốn bức ảnh có số phiếu bầu cao nhất.

Bức ảnh thứ nhất: Người mẹ vừa tắm xong cho con, đang ôm con trong lòng và nở nụ cười.

Bức ảnh thứ hai: Người bác sĩ vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân, nhìn họ dần hồi phục và được xuất viện.

Bức ảnh thứ ba: Một đứa trẻ đã xây lâu đài cát trên bãi biển và mỉm cười với thành quả lao động của mình.

Bức ảnh thứ tư: Một nhà văn đặt dấu chấm cuối cùng cho “đứa con tinh thần”, khép lại một hành trình sáng tác thành công.

Là người có rất nhiều trải nghiệm, từng đi rất nhiều nơi trên thế giới, cao nguyên Tây Tạng, rừng nhiệt đới Amazon, Mexico, Iceland, Nhật Bản, Bắc Cực… đều có dấu chân, nhà văn Tất Thục Mẫn vẫn cảm thấy buồn khi nhìn 4 bức ảnh này. Bà biết rằng, đây là 4 cảm xúc mà bà đã trải qua hết trong đời.

Là một người mẹ, bà tự tắm cho con và ôm nó vào lòng;

Là một bác sĩ tư vấn tâm lý, bà cũng đã chữa trị cho bệnh nhân và nhìn họ hồi phục.

Là một cô gái, bà từng ngồi đào hố và đắp cát ở công trường, ở bãi biển.

Là một nhà văn, bà cũng không ít lần xuất bản tác phẩm.

Nhưng Tất Thục Mẫn lại buồn, bà nói: “Tôi đang ở trong hạnh phúc, nhưng lại không biết đường tận hưởng nó. Khi không thể nhận ra hạnh phúc thì nói gì đến việc trân trọng.”

Điều này được viết ra bởi một phụ nữ bản lĩnh và từng trải đã khiến nhiều người phải suy ngẫm. Bản thân nữ nhà văn là phó chủ tịch Hội nhà văn Bắc Kinh, đồng thời cũng là một thạc sĩ tâm lý học. Bà cũng từng đảm nhận vai trò nhân viên y tế, trợ lý quân y, bác sĩ quân y khi gia nhập quân đội vào năm 1969, đã từng đóng quân ở cao nguyên A Lý Tây Tạng trong suốt 11 năm sau đó.

Sau 20 năm công tác trong ngành y, cũng tự thân trải nghiệm rất nhiều văn hóa quốc gia khác nhau, thậm chí cả những nơi có điều kiện sinh tồn khắc nghiệt nhất như cao nguyên, rừng nhiệt đới Amazon, Bắc Cực… bà bắt đầu sự nghiệp viết lách chuyên nghiệp. Các tác phẩm của bà cũng đoạt một loạt giải thưởng văn học lớn như là: “Mật mã tâm linh”, “7 trò chơi tâm linh”, “Kim cương không biến hình”, “Cái hẹn của phụ nữ”…

Từ đó, người ta nhận ra rằng, lời đúc kết của bà không mang tính sáo rỗng hay sến sẩm, không chỉ là văn thơ, mà còn là sự giác ngộ sâu sắc. Nhìn vào bốn bức ảnh đó mới biết rằng, rất nhiều người đang đứng giữa cơ duyên mà không hề hay biết.

Trong cuộc sống, có bao nhiêu người bận rộn vì danh lợi và những thứ ngoài thân, hành hạ bản thân vì ganh ghét, vì đố kỵ, và thường đợi cho đến khi tuổi thọ không còn, mới thấy mình đã mù quáng lãng phí quá nhiều thời gian cho những việc không cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.