Đối đãi với tiểu nhân, hoặc là ác hẳn, hoặc là giả ngốc

Trong Phật ngữ có một câu hỏi kinh điển như này: “Thế gian nếu có người vu khống tôi, ức hiếp tôi, xỉ nhục tôi, cười nhạo tôi, xem thường tôi, xúc phạm tôi, đặt điều tôi, lừa dối tôi, vậy nên làm như nào mới phải?”

Ý muốn nói, nếu có tiểu nhân đặt điều, xúc phạm, động chạm tới mình, mình nên giải quyết ra sao?

Đối đãi với tiểu nhân, thực ra cũng chỉ có 2 cách – hoặc là quyết liệt hẳn, hoặc là giả ngốc.

Gia Cát Lượng trong “Tâm thư” đã liệt kê ra 5 loại tiểu nhân:

Kết bè kết phái, thích đi nói xấu sau lưng người khác.

Ảo tưởng sức mạnh, thích nghe mấy lời nịnh nọt.

Cố ý lan truyền những lời không hay, ác ý về người khác.

Vì lợi ích cá nhân, chuyện gì cũng có thể làm, bất chấp thị phi.

Quá xem trọng được mất, cấu kết với cả kẻ địch.

Đối mặt với tiểu nhân, phải học cách trở nên ác và dứt khoát, từ chối những yêu cầu vượt ra ngoài giới hạn, phản kích lại những hành vi quá đáng, phân rõ ranh giới của bản thân.

Học cách giả ngốc, thể hiện cái yếu, giấu cái mạnh vào, khéo léo né được “tầm săn lùng” của kẻ xảo trá.

Đường đời khó tránh khỏi cảnh gặp phải những người cản đường, dù bạn lựa chọn đối đãi với họ ra sao, cũng đừng quên, phương pháp căn bản nhất chính là biến mình trở nên mạnh mẽ hơn.

Dùng thực lực để hòa nhập vào với một nhóm tốt hơn, chính là sự đáp trả khinh bỉ lớn nhất cho kẻ tiểu nhân.

– Theo Như Quỳnh –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *