Sự khác biệt giữa những người thành công và những người chỉ dậm chân tại chỗ, chính là khả năng thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch. Có được kế hoạch rõ ràng và chi tiết, vạch ra những gì mà một người mong muốn trong cuộc sống là một quá trình đầy sáng tạo và truyền cảm hứng.
1 – Đừng Để Mục Tiêu Như Diều Không Gió – S. J. Scott
Chúng ta thường được khuyên rằng sống phải có mục tiêu. Nhưng đặt ra mục tiêu là một chuyện, lên kế hoạch hành động và đạt được mục tiêu lại là một chuyện khác.
Có không ít những mục tiêu mãi vẫn nằm nguyên trên giấy vì nhiều lý do:
– Quá chung chung
– Quá xa rời thực tế
– Không có con số cụ thể cần đạt
– Không phù hợp với bạn
– Không có thời hạn hoàn thành
Nguyên tắc S.M.A.R.T: Specific – Rõ ràng, Measurable – Đo lường được, Attainable – Khả thi, Relevant – Phù hợp, Time-bound – Có thời hạn chính là công cụ để bạn thiết lập chính xác mục tiêu. S. J. Scott sẽ cụ thể nguyên tắc thành 10 bước để bạn biến mục tiêu đúng thành kế hoạch hành động khoa học và thực thi chúng mỗi ngày.
10 bước mà S. J. Scott đưa ra để tạo lập mục tiêu S.M.A.R.T là:
Bước 1: Mua một cuốn sổ mục tiêu
Bước 2: Tạo một danh sách các việc cần làm trong đời
Bước 3: Viết ra những mục tiêu của năm
Bước 4a: Tập trung vào việc lập các mục tiêu theo quý
Bước 4b: Tạo những mục tiêu hằng quý bằng cách thực hiện 5 hành động
Bước 5a: Chuyển những mục tiêu hằng quý thành những kế hoạch hành động
Bước 5b: Nghĩ nhanh các ý tưởng dự bằng cách sử dụng bản đồ tư duy
Bước 6a: Làm việc (hay “Các thói quen giúp bạn đạt được các mục tiêu như thế nào?”)
Bước 6b: Sử dung một bản nhận xét hằng tuần để tạo một lịch trình
Bước 6c: Đánh giá mức hoàn thành các mục tiêu của bạn
Bước 7: Vượt qua năm trở ngại để thiết lập mục tiêu S.M.A.R.T
Bước 8: Đánh giá các mục tiêu của bạn
Bước 9: Sử dụng tinh thần trách nhiệm để giữ động lực
Bước 10: Làm một bản định lượng mục tiêu hằng quý.
Mỗi bước đều có những ví dụ cụ thể thuộc bảy lĩnh vực mà chúng ta thường phải thiết lập mục tiêu như: Sức khỏe, Các mối quan hệ, Nghề nghiệp, Tài chính, Thư giãn, nghỉ ngơi, Đời sống tâm linh và Cộng đồng.
2 – Sống Có Kế Hoạch – Paula Rizzo
Không phải bất cứ ai sinh ra cũng thừa hưởng bộ gen thích sắp xếp và lên kế hoạch. Bạn là người thích sáng tạo, phóng khoáng, tự do. Bạn nghĩ rằng làm việc theo một quy trình trật tự sẽ phá hủy óc sáng tạo và làm suy giảm tính cách vui vẻ của mình. Bạn muốn làm việc với năng suất cao cũng như có tổ chức hơn, nhưng không muốn biến mình thành một kẻ nhàm chán.
Vậy cùng xem những người nổi tiếng và thành công như Richard Branson, Sheryl Sandberg, Madona,… đã áp dụng bí quyết gì để quản lý đời sống bận rộn của họ? Tất cả những con người vĩ đại này đều có chung một thói quen: LẬP DANH SÁCH.
Gần đây, một cuộc khảo sát bởi mạng xã hội nghề nghiệp LinkedI cũng phát hiện ra rằng, có đến 63% các chuyên gia thường xuyên lập danh sách những việc cần làm. Vậy nếu bạn thuộc 37% còn lại thì sao?
Đừng lo lắng vì Paula Rizzo, một “tín đồ” danh sách đúng nghĩa sẽ hướng dẫn bạn cách sắp xếp cuộc sống của mình qua cuốn sách “Sống Có Kế Hoạch”, sử dụng danh sách để giảm căng thẳng, tăng năng suất và thành công hơn.
Danh sách chính là bước khởi đầu tuyệt vời để làm chủ mọi thứ. Những danh sách trong “Sống Có Kế Hoạch” sẽ giúp bạn:
– Làm dịu đi nỗi bất an, lo sợ sẽ quên mất việc cần làm.
– Giúp bạn chú trọng việc THỰC HIỆN, thay vì GHI NHỚ.
– Làm việc với năng suất cao hơn, hiệu quả hơn cả ở công ty lẫn ở nhà.
– Giúp bạn tập trung vào những điều thật sự cần thiết, không bị sao nhãng bởi những điều vụn vặt.
– Được cung cấp những chiến lược mới và sửa thói quen xấu khi lập danh sách.
– Có thêm thời gian để làm điều mình muốn.
– Được hướng dẫn cách thuê dịch vụ bên ngoài để phục vụ những mục đích khác nhau trong cuộc sống và bạn không phải ôm đồm tất cả mọi thứ.
– Tận hưởng cảm giác chiến thắng khi được gạch bỏ các nhiệm vụ đã hoàn thành.
– Tận dụng công nghệ thông minh để quản lý cuộc sống một cách tối ưu và dễ dàng thông qua hàng loạt các ứng dụng, dịch vụ và trang web.
“Sống Có Kế Hoạch” chia sẻ những bí quyết, những mẹo vặt để tiết kiệm thời gian cũng như nghệ thuật trong việc hoàn thành mọi thứ. Qua cuốn sách này, bạn sẽ học được cách:
– Tiết kiệm thời gian.
– Sống có kế hoạch hơn.
– Tăng năng suất làm việc.
– Tiết kiệm chi phí.
– Giảm bớt căng thẳng.