Combo Sách Giao Tiếp Khôn Khéo

Thông thường khi nói về những kỹ năng, chúng ta tập trung nhiều vào các kỹ năng cứng. Nhưng khả năng giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà bất cứ ai có thể phát triển. Bác sĩ, luật sư, giáo viên, CEO… đều phụ thuộc vào khả năng giao tiếp để thành công. 

2 cuốn sách dưới đây sẽ giúp ích cho bạn dù đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hay khẳng định tiếng nói của mình trong các mối quan hệ cá nhân hay công việc. 

1 – Nói Sao Cho Đúng Cho Hay – James Borg
 
James Borg đích thực là người hiểu sâu sắc ý tưởng: Ngôn từ là miễn phí, chúng đáng giá như thế nào là tùy vào cách bạn sử dụng!
 
Trong “hành trình” xuyên suốt của Nói sao cho đúng cho hay, James Borg có cơ hội khám phá sức mạnh của ngôn từ; dẫn dắt bạn bước qua vô số cạm bẫy trong giao tiếp; giúp bạn điều chỉnh tông giọng và nội dung các cuộc trò chuyện sao cho phù hợp không chỉ với không khí gia đình mà còn cả những môi trường đòi hỏi cao về kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp.
 
Chắc chắn đến cuối cuộc hành trình, bạn sẽ cảm thấy thảo mãn vô cùng khi biết rằng kỹ năng giao tiếp của bản thân đã tiến bộ vượt bậc, còn những thành quả bạn gặt hái được nhờ sự tiến bộ này tất nhiên cũng sẽ khiến bạn hài lòng không kém!
 
2 – Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ – Trương Tiếu Hằng
 
Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết; im lặng đúng lúc, đó cũng là hiểu biết”. Ngôn ngữ là thứ có thể thể hiện rõ nhất mức độ tu dưỡng của một người, nói năng hợp lý là một loại trí tuệ, mà im lặng đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Nếu một người không biết giữ miệng, nói mà không suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, tất nhiên rất dễ khiến người khác chán ghét.
 
Nội dung quyển sách này xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, thông qua 12 chương sách nói rõ cách nói chuyện với những người khác nhau, cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp với đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.
 
Người biết nói chuyện, ẩn sau con người họ là lòng tốt đã khắc sâu vào xương tủy, là sự tôn trọng đến từ việc đặt mình vào vị trí của người khác, là trí tuệ sâu sắc, độc đáo và lòng kiên nhẫn không ngại phiền hà. Họ chưa hẳn là những người giỏi ăn nói, nhưng mỗi khi nói đều làm người khác như được tắm trong gió xuân, vừa mở miệng là đã toát lên khí chất hơn người.
 
Người biết giữ miệng, bất kể trong trường hợp nào, họ đều có thể lập tức nhìn thấu cảm xúc của người khác, quan tâm đến cảm giác của đối phương, nói năng có chừng mực, làm gì cũng chừa lại đường lui cho mình và người khác. Vừa mở miệng là có thể làm yên lòng người khác, tự nhiên đi tới đâu cũng sẽ được chào đón.
 
Biết giữ im lặng thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn, học cách giữ miệng thì cuộc đời này sẽ không còn điều gì phải hối hận. Điều không nên nói thì không nói, điều không nên hỏi thì không hỏi, hiểu ý mà không vạch trần, nhìn thấu mà không nói ra, đó là bậc đại trí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.