Càng thiếu đi lời nói cửa miệng, càng bớt chuốc họa vào thân

Khi ngôn ngữ không phải là công cụ sưởi ấm trái tim con người, nó có thể trở thành vũ khí làm tổn thương người khác.

Người thích thể hiện khả năng miệng lưỡi của mình sẽ chỉ tự đưa mình vào vòng xoáy hỗn loạn.

Càng nói nhiều, càng dễ tổn thương, cuối cùng chính mình là người chịu thiệt.

Tôi đọc câu chuyện này trong một cuốn sách:

Hải Lê, là nhân viên part time tại công ty. Cô rất thông minh, hoạt bát và có đầu óc nhanh nhẹn.

Nhưng điều kỳ lạ là cô chưa bao giờ được sếp cất nhắc.

Hóa ra Hải Lê tuy làm việc tốt, nhưng cô đã bị chính miệng của mình hại mình.

Cô không chỉ nói nhiều mà còn nói chuyện không biết nặng nhẹ.

Khi tán gẫu với đồng nghiệp, cô ngồi phàn nàn rằng sếp không có mắt nhìn, bao lâu nay cô biểu hiện tốt như thế mà chưa được thăng chức bao giờ;

Khi cấp trên sắp xếp công việc cho mọi người trong cuộc họp, chưa đợi sếp nói xong, Lê đã là người đầu tiên tiếp lời, sau đó bắt đầu nói không ngừng nghỉ;

Một lần khác, Lê đến gặp sếp để ký với khách hàng về thỏa thuận mà cô vừa thương lượng.

Sau khi được sếp ký tên, vị khách hàng đã liên tục khen ngợi: “Chữ ký của anh ấn tượng thật đấy!”

Đúng lúc này, Hải Lê xen vào:

“Sao có thể không ấn tượng được chứ ạ? Ông chủ của chúng tôi đã bí mật luyện viết trong ba tháng đấy.”

Ngay lập tức, cả sếp và khách hàng đều cảm thấy lúng túng.

Sếp đỏ bừng cả mặt, không biết phải trả lời như thế nào.

Ngay sau khi hợp đồng của Hải Lê hết hạn, ông chủ cảm thấy cô quá bốc đồng nên đã quyết định trực tiếp sa thải cô.

Tôi đã thấy câu nói này:

“Cuộc sống là một bản kết quả các lời nói và hành động của bạn.”

Miệng của bạn trở thành cánh cửa dẫn đến phước lành hay bất hạnh, tất cả đều do bạn quyết định.

Người xưa có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

Suy nghĩ kỹ trước khi mở miệng, thà nói ít còn hơn nói nhiều; thà im lặng còn hơn nói xằng.

Họa từ miệng mà ra, có thể nói ít bao nhiêu sẽ bớt rất nhiều điều tai hại xảy đến.

– Theo Đình Trọng – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.