Cái tên khôn ngoan là nền tảng của thương hiệu cá nhân

Tâm lí học về xây dựng Thương hiệu cá nhân

*** 1/ Tư duy tử tế trong thương hiệu

Quan tâm được đến MỘT DANH XƯNG XÃ HỘI thì mới có được một THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN gọi là TỬ TẾ

Trong tiếng Hán,

TỬ nghĩa là ĐẢM NHẬN, CẨN THẬN, KĨ LƯỠNG

TẾ nghĩa là NHỎ BÉ, TINH XẢO, TỈ MỈ

Nên mới nói là TỬ TẾ TRONG TỪNG VIỆC NHỎ

Cái tâm thế phương Đông bao giờ cũng ưa những thứ tinh xảo, tỉ mỉ, kĩ lưỡng

Cũng như ÔNG CHỦ PHƯƠNG ĐÔNG chỉ ưa đám nhân viên biết gánh vác, cẩn thận, kĩ lưỡng, tỉ mỉ trong từng việc. Không ngẫu nhiên đâu: Ở phương Đông, cái LỚN có thể thấy từ cái NHỎ. Cái TIỂU TIẾT quyết định cái ĐẠI THỂ

Nên thứ khổ sở nhất của một công ty là việc NHỎ cần TỈ MỈ thì nhân viên làm như… toàn phải đi chỉnh lại, làm lại, khắc phục. Cũng thế: Một người trưởng thành hiểu cái nhỏ bé có vai trò ra sao, một vĩ nhân biết việc nhỏ bé có tác động thế nào. Đào tạo một nhân sự phải khiến cho họ có năng lực, ý chí và kiên nhẫn xử lý từng việc bé nhất một cách cẩn thận nhất

Vậy thương hiệu cá nhân cần vài cái nhỏ cần để ý cho cái DANH TIẾNG LỚN được lan truyền! Trước hết là DANH XƯNG XÃ HỘI!

*** 2/ Một danh xưng xã hội kiểu phương Đông thật quá dễ

Bên Tây nó tư duy cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, thích tự do, nên nó thích hai thứ: NẶC DANH và BIỆT DANH. Đến giờ, những anh chị đi học mấy thứ marketing kiểu tây tây ba lăng nhăng rất thích cái BIỆT DANH đó. Còn lên mạng thì cứ nặc danh, cứ nickname cho an toàn. Vì cái thế giới mạng vốn được tạo ra để xâm phạm cá nhân, chủ đích là xâm phạm cá nhân, vì thế ứng xử kiểu Tây với đồ Tây cũng có lý đó

Nhưng trong tư duy phương Đông, LỜI tôi NÓI, CHỮ tôI VIẾT là CHÍNH TÔI. Sự đường đường chính chính nhất mực quân tử này tạo nên sức hấp dẫn của một thủ lĩnh. Hơn nữa, trong tư duy phương Đông, anh được quyền nói hay ý kiến với tôi, vì anh hơn tôi, còn anh kém tôi thì ngậm miệng lại mà nghe. Khổ thế đấy! Nhưng đó là cái thực tế vậy, biết làm sao

Thế nên cái DANH dùng làm giao diện xã hội kiểu phương Đông phải thỏa mãn hai tiêu chí:

a. Nó nghe bắt tai, dễ thuộc

b. Nó phải dài dòng, thể hiện một ý tưởng hoặc một thế mạnh cụ thể dưới mác đệ nhất, siêu việt, kinh hoàng, chấn động…
Chẳng hạn những cái tên rất chưởng như: QUÁI THỦ THƯ SINH, THIÊN SƠN THẦN KIẾM, VÕ LÂM MINH CHỦ, ĐỘC CÔ CẦU BẠI, GIANG NAM ĐỆ NHẤT KIẾM

Nghe rất ấn tượng!

 

Chứ mấy kiểu BÚT DANH/ NGHỆ DANH/ CAO DANH kiểu như: TRẦN TÌNH, BỘC TÍNH, NGUYÊN TÂM… nghe nó… tầm thường và dễ quên, bất kể ông là ai. Nếu Nguyễn Du chịu khó tự gọi mình là: ĐẠI NAM ĐỆ NHẤT THI NHÂN, thì ông hẳn đã được nhớ đến nhiều hơn

Hoặc kiểu như Cao Bá Quát, sau người ta vẫn nhớ đến câu: THẦN SIÊU, THÁNH QUÁT

Hoặc như dân mạng Việt Nam có trò phong thánh: THÁNH BÀN CHẢI, THÁNH LỒNG TIẾNG, THÁNH BÁN HÀNG,…

Ok, các bạn bảo, nhưng nghe quê lắm

Nhưng có một thương hiệu bánh Nhật chỉ khao khát nói được với tất cả mọi người rằng họ là: ĐỆ NHẤT BÁNH

Tác giả nào cũng muốn được nói là: TÁC GIẢ BÁN CHẠY NHẤT, sách của họ là: KINH THƯ VẠN BẢN, chỗ họ làm là TINH HOA THƯ QUÁN

Một chị bậc thầy coach đã sung sướng nói rằng: người ta gọi tôi là PHÙ THỦY ĐỌC VỊ DOANH NGHIỆP

Ô, tin tôi đi, phương Đông trên đất nước Việt Nam này có sức mạnh dã man và còn hàng ngàn năm như thế

Nên hãy tự chọn tên cho mình đi, kể cả cái tên này: THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT LƯỜI

– Nguồn: Marketing for Loser

Tham khảo sách về xây dựng thương hiệu truyền thông cá nhân: #Nói_cho_trắng_mắt_sắt_đá_cũng_mềm của OOPSY tại:

http://bit.ly/Noi-cho-trang-mat

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *