Cái Dũng Của Thánh Nhân bàn về cách đối nhân xử thế của con người trong xã hội. Và những phương pháp để tu thân dưỡng tính, hình thành tính cách điềm đạm, an yên trước mọi hoàn cảnh khốn cùng của cuộc đời.
“Cái Dũng” tác giả nói đến không phải chỉ cho sức mạnh cơ bắp cường quyền. Người có dũng là người nắm trong tay sức mạnh tự thân, lòng không run sợ, chẳng hề nao núng, trước hiểm nguy. Những đức tính, khí chất ấy gói gọn trong 2 từ “điềm đạm”.
Đó là Tư đức và Công hạnh
Tư đức – Những đức tính nên có của mỗi con người: Nhẫn nại, can đảm, quả quyết, điềm đạm.
Công hạnh – Những đức tính tốt một người nên dành cho những người quanh mình: Từ người thân gia đình, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em cho đến bạn bè, chòm xóm, to lớn hơn là tình yêu chủng loại, nhân loại.
Đó là cái tính “điềm đạm” quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân
Theo tác giả sách Cái Dũng Của Thánh Nhân, điềm đạm là bình tĩnh – thản nhiên trước mọi tác động của hoàn cảnh bên ngoài. Điềm đạm là kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Hay khái quát lên, điềm đạm là làm chủ bản thân mình, chủ động được ý chí, dục vọng, cảm xúc của chính mình.
Rèn luyện tính điềm đạm
Ở những chương sau của cuốn sách, cụ Nguyễn Duy Cần chỉ ra những cách để rèn luyện đức tính điềm đạm cho mỗi con người. Những điều chúng ta nên và không nên làm, để có thể tự tin, vững vàng trước mọi biến cố cuộc đời.
Người điềm đạm phải tự chủ, hữu tâm trong các hành động của mình, nhất định không để bản thân bị ám thị hay thôi miên vì một lẽ gì cả. Không nói dư và nhất là không nói sai sự thật. Có như vậy mới không bị một thế lực ngoại giới nào thao túng được.
– Theo ECCthai –