Cái cốt của người quân tử là không tự cao tự đại

Cuốn “Đạo đức kinh” nói: “Dĩ kì chung bất tự vi đại, cố năng thành kì đại.”
 
Một người, chỉ khi không cho mình là nhất, không kiêu ngạo, mới có được thành tựu, mới hơn được người khác.
 
Hàn Tín năm xưa nhờ Tiêu Hà (Thừa tướng nổi tiếng của nhà Hán, có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng sự nghiệp trong thời kỳ Hán Sở tranh hùng) tiến cử nên được Lưu Bang trọng dụng, phong là Đại tướng quân.
 
Trong trận Hán Sở tranh hùng, Hàn Tín đã phát huy hết tài năng quân sự ưu việt của mình. Đánh tới đâu thắng trận tới đó, được Tiêu Hà khen ngợi là “Quốc sỹ vô song”, được Lưu Bang đánh giá: “Chiến bất thắng, công bất bại.”
 
Cả đời bách chiến bách thắng, nhưng sau cùng, Hàn Tín lại bại bởi sự tự cao tự đại của mình.
 
Lưu Bang từng cùng Hàn Tín bàn luận về tài cao thấp của chư vị tướng quân tài năng khác.
 
Lưu Bang hỏi: “Với tài năng của ta, ta có thể dẫn bao nhiêu binh?”
 
Hán Tín nói: “Đại Vương có thể dẫn 10 vạn quân.”
 
Lưu bang nói: “Vậy người có thể dẫn được bao nhiêu?”
 
Hàn Tín đáp: “Thần ư, càng nhiều càng tốt.”
 
Nói về dẫn binh đánh trận, Hàn Tín xem thường Mông Điềm (tướng nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc, ông là người có công mở mang bờ cõi phía bắc Trung Quốc và chỉ huy việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành thời Tần Thủy Hoàng), nói họ chỉ là “lũ ngốc”; chê cười các công thần khai quốc như Phàn Khoái, Lư Quán; dần dần cũng vì vậy mà đánh mất dần đi uy tín trong lòng quân, sau cùng bị Lã Hậu giết chết.
 
Cái cốt của người quân tử là không tự cao tự đại, cho mình là nhất. Có công lao không khoe khoang, có năng lực không ngạo mạn, chức cao vọng trọng không kiêu căng, biết nặng biết nhẹ mới là khôn ngoan.
 
Người thực sự lợi hại luôn che giấu lợi thế của mình một cách khôn ngoan. Đừng đắm chìm trong công trạng, đừng khoe khoang thành tích, đừng kiêu ngạo trong vinh quang.
 
– Theo Như Nguyễn –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.