3 nhân tố giúp đánh giá một người có đáng tin, có đáng trọng dụng hay không

TƯ DUY DÙNG NGƯỜI CỦA PHƯƠNG ĐÔNG: ĐÀO LUYỆN HÀNH GIẢ

Cách để trở thành một người xuất sắc trong cuộc sống

3 nhân tố giúp đánh giá một người có đáng tin, có đáng trọng dụng hay không

.

Một trong những căn cốt của tư duy phương Đông về thuật Dụng Nhân đó là: Chúng ta có một quá trình đào tạo, một quá trình để gắn chặt không phải về kỹ năng mà là về niềm tin. Sự phát triển của kỹ năng phải đi liền với sự phát triển về niềm tin. Nếu như một người không đáng tin, thì trong quá trình đấy không truyền những kỹ năng tiếp theo. Và quá trình đào luyện đấy thường sự khó, khổ, nhục là đảm bảo cho quá trình người ta được ghi khắc tất cả những kỹ năng đó vào trong người

.

Nói cách khác, chúng ta đang tiếp cận với một quan điểm đào tạo theo kiểu phương Đông. Tức là tất cả những gì gây ra sự khó, khổ, nhục, sẽ khiến cho các kỹ năng ăn sâu vào người ta nhanh hơn là quá trình người ta được học trong một trạng thái được tôn trọng, được yên bình, được yêu thương. Tất cả những thứ dễ dãi hoặc thỏa mãn hoặc xoa dịu, thì đều không khắc ghi vào người ta bằng quá trình chịu khó, chịu khổ, chịu nhục – căn bản là thế

Tư duy về việc đào luyện hành giả ở trong các phái tu – giống như Tôn Hành Giả vẫn phải vác gậy đi, phải vác đồ đi, đánh yêu quái, sư phụ mà đói thì phải chạy đi tìm xem thức ăn ở đâu,… Những chuyện này được ghi khắp trong các kinh sách tôn giáo ở phương Đông. Nó đều thể hiện chung một tư tưởng, đấy là khi chúng ta dụng nhân, phải bắt người ta vào tình huống khó, khổ, nhục và xem họ vượt qua ở mức nào, thì đáng tin mức đấy. Mỗi mức độ khó, khổ, nhục mà họ vượt qua, thì họ lại viên thành các kỹ năng khác nhau

Chúng ta nghe nói đến một truyền thống khác: truyền thống phương Tây. Cho dù nó vẫn còn ảnh hưởng của phương Đông, nhưng ở trong truyền thống đấy, chẳng hạn khi tất cả cùng đói thì mọi người không tản ra đi tìm thức ăn. Như trong chuyện của Đức Thích Ca, khi Đức Thích Ca bảo cần lấy nước thì mọi người phải tỏa đi tìm nước, đúng không? Thế nhưng trong chuyện của Đức Jesus, nếu mọi người đều đói thì Đức Jesus sẽ hóa phép ra cho mọi người có. Có một quá trình trả lương, tất cả những người trung thành đều sẽ được trả lương, đều sẽ được trả một điều thích đáng với việc họ đã bỏ ra là tin tưởng, đi theo, gắn bó

Đối với tư duy phương Đông thì ngược lại. Trong tư duy phương Đông, những người đấy phải bỏ ra một chi phí là chịu khó, chịu khổ, chịu nhục để trở nên đáng tin chứ không phải để được hưởng một thành quả. Họ nâng cao những kỹ năng chỉ vì họ đáng tin, họ nâng cao tất cả những điều đấy chỉ để đóng góp cho một điều gì đấy cao hơn bản thân họ – đấy chính là người thầy cả dạy cho họ. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã phát triển đến mức là truyền thống tôn trọng tổ nghề gần như là một đặc trưng của phương Đông. Người ta sử dụng cả hai thế lực: Một là thế lực hữu hình, tức là các ông thầy cả; Thứ hai là thế lực vô hình, tức là các ông tổ nghề, tức là một thứ đạo đức nghề nghiệp

Ở phương Tây, đạo đức nghề nghiệp mang một ý nghĩa khác. Còn ở phương Đông, đạo đức nghề nghiệp được cụ thể hóa qua hình ảnh một ông Thành Hoàng, một ông tổ nghề, và một vị nào đấy đã thành lập nên nhóm đấy, xóm đấy, phường hội đấy. Mọi người phải có trách nghiệm tôn trọng cùng một lúc cả hai người này – có hai sự ràng buộc này, nếu không sẽ bị cộng đồng hắt hủi. Chúng ta đang đi đến điểm đấy

– Trích sách THUẬT DỤNG NHÂN – Tác giả Hạo Thái –

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.