Bạn là một cá thể đặc biệt, không ai có thể thay thế

01

Tôi từng xem bộ phim truyền hình Nhật Bản: “Chúng ta không thể là dã thú”. Trong đó, nhân vật Thâm Hải Tinh là trợ lý nhỏ của một công ty về IT, cô chỉ hưởng lương trợ lý nhỏ nhưng một ngày 24 giờ bận rộn, không chỉ phải chủ trì họp hành, rót trà pha nước, mà còn phải tổ chức tiệc tùng, tiếp đón khách hàng, mỗi ngày đều làm không hết việc.

Người cố gắng làm hài lòng mọi người như Thâm Hải Tinh phải làm việc trong tuyệt vọng, vậy mà vẫn bị đồng nghiệp cho là ‘chỉ cậy có sắc đẹp’. Không những vậy, ông chủ và đồng nghiệp liên tục chèn ép cô, coi thường cô, khách hàng cũng chỉ nhìn vào vẻ ngoài xinh đẹp mà muốn lợi dụng cô.

Khi không thể chịu đựng được nữa, Thâm Hải Tinh quyết định sẽ vứt bỏ lớp vỏ ngoài muốn làm hài lòng tất cả. Cô mang văn bản điều chỉnh chức vụ đặt trước mặt sếp và bắt đầu từ chối làm những việc vốn không thuộc trách nhiệm của mình. Khi thái độ của cô cứng rắn, sếp trái lại lại thăng chức cho cô. Thâm Hải Tinh không chỉ lấy lại lòng tự tôn của bản thân mà còn được tăng lương, thăng chức, càng lúc càng gia tăng giá trị.

Chúng ta vì sao không làm được như thế? Chúng ta thường ngại từ chối, người khác vừa nhờ vả chúng ta liền đáp ứng, khi đối đãi với các quan hệ xã giao chúng ta cũng không dám từ chối sợ làm mất lòng người. Cho rằng điều đó giúp chúng ta tạo mối quan hệ tốt, kỳ thực đó chính là ‘thủ phạm’ khiến chúng ta giảm giá trị của bản thân mình.

“Làm người mềm yếu thì dễ, đôi khi phải học cách từ chối mới cho bản thân mình một cơ hội tiến bộ”. Chỉ có học cách từ chối, dần dần chúng ta mới có được thời gian làm những điều ý nghĩa hơn.

Người thực sự có giá trị đều biết giảm bớt các quan hệ xã giao không cần thiết. Khi một người đạt được giá trị, người đó biết rõ các mối quan hệ cá nhân của mình, biết được trong trường hợp nào có thể từ chối, trường hợp nào thì nên nhận lời. Dành thời gian cho những điều ý nghĩa, cho việc phát triển bản thân, như vậy cuộc sống của bạn mới ngày càng có giá trị.

Trong kinh tế học có một thuật ngữ gọi là “chi phí cơ hội”. Trong tâm chúng ta cũng có một thước đo để đo lường giá trị của người và sự vật. Thứ gì quá dễ dàng đạt được thường là hàng giá trị thấp, cũng không được trân trọng. Nhưng với những gì khó đạt được, chúng ta thường cho rằng nó có giá trị cao.

Bạn “đáng giá” hay không, “có giá trị” hay không, người thực sự làm chủ điều ấy duy chỉ có bản thân bạn. Cuộc sống không nói lời ngon ngọt với bất kỳ ai. Chúng ta thường không biết từ chối, lãng phí thời gian mà không biết. Khi cơ hội tới cứ giữ im lặng, dần sẽ biến thành người tới ngay cả bản thân mình cũng coi thường…

02

Có câu chuyện xa xưa thế này: Một người đàn ông đi đến gặp Thượng Đế và hỏi: “Thưa Thượng Đế, xin ngài hãy cho con biết được ý nghĩa của cuộc sống này là gì, vì con cảm thấy mình rất vô dụng.”

Thượng Đế đưa cho anh ta một viên đá và bảo anh ta hãy ra đường rao bán nó, nhưng nhớ là dù người khác trả bao nhiêu cũng không được đồng ý.

Người đàn ông cầm lấy viên đá, mang nó đến chỗ một người bán cam và hỏi về giá trị của nó.

Người bán cam nói với anh ta đó là một viên đá phát sáng. “Nếu anh bán cho tôi viên đá này, tôi sẽ cho anh lấy 12 quả cam của tôi,” – người bán cam nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.