Thế nào là việc khó? Đó là việc khiến mọi người lo lắng, việc rối rắm và khó quyết định.
Càng gặp khó khăn, bạn càng phải học cách thư giãn, bình tĩnh lại.
Câu chuyện Nhan Hồi (học trò cưng của khổng tử) cãi nhau với người mua mũ ở chợ là một bài học quý báu.
Người mua vải khăng khăng đòi: “3*8=23 đồng. Nếu tôi sai, tôi sẽ chặt đầu cho anh xem”.
Nhan Hồi lại cho rằng: “3*8=24 đồng. Nếu tôi sai, tôi sẽ cho không anh một chiếc mũ.”
Cả hai người đều không ai phục ai, liền tìm người đánh giá.
Hai người họ tìm tới Khổng Tử, Khổng Tử sau khi hiểu tình huống đã nói: “3*8 chính xác bằng 23, Nhan Hồi, con thua rồi, mau đưa mũ cho anh ta.”
Nhan Hồi vừa tức giận vừa bất lực, mặt khó hiểu nhìn Khổng tử.
Khổng tử Nhìn người mua mũ đi khuất rồi mới nói: “Con thua thì chỉ thua một chiếc mũ, nhưng anh ta thua là thua cả một mạng người.”
Nhan Hồi bỗng nhiên ngộ ra.
Khi gặp phải chuyện rối rắm, con người ta dễ đặt lợi ích của bản thân mình lên đầu từ đó không nhìn được toàn diện sự việc.
“Nhất diệp tế mục, bất kiến Thái sơn”, chỉ vì một chi tiết nhỏ mà không nhận ra toàn cục, rất dễ khiến ta đi vào bế tắc, vào ngõ cụt.
Bạn bè khiến bạn tức giận, bạn có nên tha thứ cho họ không? Nếu tha thứ, họ có được nước lấn tới, nhưng nếu không thì có khi nào làm ảnh hưởng đến tình cảm hai bên?
Sở dĩ nó rối rắm như vậy chẳng phải là vì bạn quá tính toán đến sự được mất của bản thân ư?
Nếu có thể khoan dung hơn, mở mắt nhìn xa hơn một chút, nghĩ đến toàn cục, nhìn xa trông rộng, bạn có thể nhận được nhiều năng lượng tích cực hơn, tính tình cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Tâm, nếu cứ tính toán thì làm gì cũng khó.
Tâm nếu khoan dung, thì đâu đâu cũng là đường lớn.
Những người hiểu đại cục đều là những người khoan dung đại lượng, không tính toán.
Cũng giống như nhà viết kịch nổi tiếng Victor Hugo viết: “Trên thế giới này, thứ bao la nhất là đại dương, rộng lớn hơn đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người.”
Nếu tâm đủ khoan dung thì trên đời sẽ chẳng còn chuyện gì khó.
– Theo Như Quỳnh –