Không tranh không phải là yếu đuối hay chịu thua mà đó chính là biểu hiện của một loại trí tuệ. Gặp chuyện không tranh thì mới có thể làm tốt bản thân mình. Gặp người không tranh thì mới có cơ hội xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp.
Hồi còn đi học, Tăng Quốc Phiên đã gặp phải một người bạn học ngang ngược và hống hách. Khi ông đọc sách trước cửa sổ, người này nói ông đi ra chỗ khác vì ông đang che mất ánh sáng của người ta. Tăng Quốc Phiên chẳng nói câu gì mà chỉ lẳng lặng mang sách lên giường đọc. Đến tối, người kia lại nói ông đọc sách ồn ào quá làm người ta khó ngủ. Lần này, ông cũng chỉ im lặng và mang sách ra ngoài phòng đọc.
Có lần, thầy giáo có ý muốn Tăng Quốc Phiên đi yết kiến một viên quan nọ. Nhưng người kia lại muốn thể hiện nên xin thầy cho đi thay. Khi thầy giáo đang khó xử không biết làm gì, Tăng Quốc Phiên liền nói với thầy để người kia đi, còn ông tiếp tục yên tĩnh đọc sách. Sau này, Tăng Quốc Phiên thi đỗ làm quan. Người bạn kia lại đổ là ông đã lấy hết may mắn của họ.
Từ đầu đến cuối, Tăng Quốc Phiên chưa từng tranh giành bất cứ điều gì với người kia. Tăng Quốc Phiên đã ghi danh mình vào sử sách, còn người kia sớm đã trở thành kẻ vô danh giữa dòng đời.
Có người từng nói: “Đời người giống như một ván cờ. Thắng thua là chuyện khó mà đoán định. Ta u mê tưởng mình là người trong cuộc, khi tỉnh ra mới biết mình đã là người ngoài cuộc lúc nào không hay.”
Đời người ngắn ngủi, tranh đi tranh lại nào có được gì đâu? Thắng hay thua thì cũng chỉ là nhất thời. Không tranh sẽ khiến ta tự do hơn. Không giành mới chính là cảnh giới cao nhất của đời người.
Trong cuộc sống, ta phân cao thấp với người thì người thua sẽ là chính ta. Trong tình yêu, ta cãi đúng sai với đối phương thì người bị tổn thương vẫn là chính ta. Bạn có tranh cái gì đi chăng nữa, cuối cùng bạn vẫn là kẻ thất bại. Không tranh chính là biết giấu mình chờ thời và nhu cương đúng lúc. Đời này, chỉ có không tranh mới giúp con người tĩnh tâm mà sống cuộc đời của riêng mình.
– Theo Đình Trọng –