4 phương cách tuyệt vời để ghi nhớ mọi thứ, tạm biệt căn bệnh lãng quên

Trong cuộc đời này, thành công hay thất bại, nói chung cũng đều do chúng ta định đoạt cả. Mỗi quyết định lại là một cột mốc đánh dấu chúng ta đang tiến lên hay lùi ra xa đích đến chung cuộc của đời

Vô số người muốn học tốt hơn, học nhanh hơn, biết nhiều hơn, lại muốn biết cách dùng thứ mình biết can dự vào mọi sự trên đời

Ấy thế mà người ta không biết rằng, “học nhiều, quên nhiều” tưởng chừng nói đùa hóa ra lại là sự thật, thật 100%. Loài người lại còn có hẳn một phương pháp để lãng quên dần dần mọi thứ cơ. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu hẳn hoi rằng, nếu không có việc gì sử dụng đến kiến thức mà chúng ta mới tiếp cận được, thì chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ thôi, hầu như chúng ta sẽ quên béng luôn 50% lượng thông tin đấy. Qua 24 giờ, ôi thôi lượng thông tin ít ỏi chỉ còn có 30%, và sau 1 tuần chỉ còn lại 10% – một đầu đũa tí ti kiến thức

Để tiếp thu tốt hơn, để lưu giữ tin tức được tốt hơn, mỗi mẩu thông tin be bé đều cần chúng ta rèn rũa và sử dụng nếu muốn chúng được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn

Theo Elizabeth Bjork, một giáo sư nghiên cứu tâm lý học nhận thức tại UCLA, người đã dành cả thanh xuân của mình nghiên cứu “ Nguyên lý của sự quên” cùng với nhà nghiên cứu người Phần Lan Piotr Wozniak, tác giả của Siêu Trí Nhớ (Một hệ thống giáo dục dựa trên các không gian lặp), trí nhớ dài hạn có hai đặc điểm quan trọng. Một là sức thu hồi và hai là sức lưu trữ. Sức thu hồi nói nôm na là khả năng chúng ta kêu gọi một điều trong kho trí óc – hay nói cách khác kí ức đấy ở gần hay xa bề mặt tâm trí của chúng ta đến mức nào. Sức lưu trữ thì đánh giá trí nhớ của chúng ta có khả năng bám rễ sâu đến đâu

Bởi vì như chúng ta đã nói ở trên 50% thông tin chúng ta tiếp nhận sẽ bị xóa bỏ trong giờ đầu tiên nếu chúng không được đụng đến, thế nên nếu bạn hi vọng chăm chỉ đọc sách một cách mù mịt, nghe bài giảng ghi âm và podcast mỗi ngày có thể khiến bạn tham gia Siêu Trí Tuệ thì chắc là phải xem lại. Thay vào đấy đọc lại mấy chương sách bạn không thể nuốt nổi khi đọc lần đầu, ghi lại những gì bạn đã hấp thụ được trong tuần vừa qua trước khi dộng thêm một đống mới vào đầu có khi lại hiệu quả. Nếu bạn có vấn đề trong việc ghi nhớ, hãy bắt não chúng ta hoạt động một chút. Bằng cách ép bản thân nhớ lại những thông tin trong quá khứ, bạn đang đặt nền móng cho những tri thức mới bám rễ trong đầu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thông tin ban đầu được ghi lại trong hồi hải mã, rất mỏng manh và dễ vỡ

Trí óc của chúng ta có một cơ chế làm việc tuyệt hảo để phân biệt những tri thức quan trọng với những thứ tầm xàm ba láp chúng ta nghe mỗi ngày khi đi làm, những điều chúng ta nhìn ngắm, người đối diện đang ăn mặc thế nào, buôn dưa lê nơi công sở, … hay cả đống thứ giống giống thế. Não bộ chúng ta sẽ ngay lập tức thải loại những thông tin không cần thiết để dọn dẹp chỗ trống trong bộ nhớ cho những điều quan trọng hơn. Nếu bạn muốn học cách cải thiện bộ nhớ của mình, vậy thì nên bắt đầu học cách ghi chép những thứ cần thiết vào bộ nhớ dài hạn đi – không cần vội vàng đâu, vì vội cũng chẳng được

Quá trình ghi nhớ này được gọi là mã hóa – hay có thể gọi một cách khác : đóng dấu. Nếu quá trình đóng dấu này không được diễn ra, hoặc diễn ra một cách bất thường, bất cứ nỗ lực nào nhằm gọi một kí ức từ não bộ của chúng ta ra ngoài sẽ thất bại

Vào những cuối của thế kỉ 19 đầy biến động, Herman Ebbinghaus, một nhà tâm lý học khác, có lẽ sau khi đọc xong thì bạn sẽ quên tên ngay. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng ông là người đầu tiên nghiên cứu kí ức một cách có hệ thống nhất. Đường cong quên lãng của ông là mô hình đầu tiên diễn tả sự suy sụp của kí ức theo thời gian, đây cũng là đóng góp đầu tiên trong công cuộc nghiên cứu cách não bộ lưu giữ kí ức dài hơi sau này

Ebbinghaus đã phát biểu một điều quan trọng rằng : “Với một số lần lặp lại đáng kể, việc chúng ta lưu giữ kiến thức rải rác qua một khoảng thời gian dài thì có lợi hơn việc nhồi nhét một lượng tri thức lớn vào não bộ trong một lần “

Những nhà khoa học của đại học Waterloo đã phát hiện ra một điều kì thú trong cách chúng ta quên lãng mọi thứ. Khi não bộ của bạn nhận thức một điều tương tự đã xảy ra nó tự nhủ rằng : A mình lại gặp thằng này rồi, tốt nhất là nên viết nó vào sổ lưu trữ. Bằng cơ chế này, khi chúng ta tiếp tục tiếp xúc với một thông tin lặp đi lặp lại, não bộ càng nâng tính quan trọng của thông tin này lên, và anh chàng trí nhớ của chúng ta sẽ càng ngày mất càng ít thời gian lôi thông tin này ra khỏi bộ nhớ dài hạn

Hầu hết cách chúng ta học hỏi tri thức mới bằng hai cách đấy là đọc và nghe, nhưng chắc bạn không biết rằng có một số cách rất hay ho để chúng ta cài cắm kiến thức mới vào não bộ. Một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn

Nhai đi nhai lại

Một phương pháp có vẻ khá quen thuộc với hầu hết chúng ta đấy là nhai đi nhai lại – bằng cách lặp lại phương pháp chúng ta tiếp thu kiến thức sau một thời gian nhất định chúng ta sẽ ghi nhớ những thông tin này một cách tốt hơn. Ví dụ, nếu bạn đang đọc một cuốn sách và thấy thực sự hứng thú với nó, thay vì bỏ nó đi, hãy đọc lại cuốn sách đấy sau 1 tháng, sau đấy là 3 tháng, 6 tháng và sau đấy 1 năm. Việc nhai đi nhai lại này thúc đẩy hiệu ứng không gian của não bộ – nói một cách dễ hiểu là não bộ của chúng ta sẽ mất thời gian để hình thành các liên kết vững chắc với một vùng kí ức. Việc nhai đi nhai lại một lượng tri thức nhất định sẽ giúp chúng ta củng cố vững chắc kết nối này

Luật 50/50

Dành chỉ 50% thời gian để học những tri thức mới. Thời gian còn lại để làm gì ư? Hãy cố gắng sử dụng thời gian đó để chia sẻ và thuyết giảng lại những điều bạn được biết với những người còn lại

Rất nhiều nghiên cứu đã cho rằng việc giải thích một ý tưởng hoặc khái niệm mới cho người khác là cách tốt nhất để bạn có thể ghi nhớ được một điều. Luật 50/50 này là con đường ngắn nhất để học, phát triển, lưu trữ, và ghi nhớ bất cứ thông tin gì

Ví dụ này, thay vì đọc hết cả một cuốn sách từ đầu đến cuối, đọc một nửa thôi, sau đấy nhớ lại, viết lại hoặc kể lại với người khác về những gì bạn đọc được trước khi tiếp tục ngấu nghiến tiếp những trang còn lại

Bạn còn có thể ứng dụng luật 50/50 này với từng chương cũng được thay vì cả cuốn sách. Áp dụng qui luật này là một trong những cách tốt nhất để bảo lưu những tri thức bạn đã học được. Thử thách lớn nhất dành cho kiến thức trong bạn chính là chuyển giao nó cho một người khác mà

Trăm nghe không bằng một thấy

Một trong những cách thức rất đáng giá khác đấy là dùng phương pháp tưởng tượng hoặc minh họa để hiểu rõ về những gì mình đã được học. Không chỉ nghe đọc một cách đơn giản, tìm cách minh họa và trải nghiệm thực sự những gì bạn đọc được, kí ức đấy sẽ mãi mãi được lưu trữ trong đầu bạn. Nhất là với những bạn học nhiếp ảnh, thiết kế, quan hệ công chúng, đàm phán, hoặc thậm chí là công nghệ thông tin.

Nằm ngủ đúng lúc, một đời sung túc

Cuối cùng thì một giấc ngủ ngon là cầu nối hoàn hảo giữa những chu kì tiếp thu kiến thức. Ngủ sau khi học là một phần quyết định sống còn của nhà máy sản xuất trí thức, còn ngủ trước khi học lại giúp chúng ta mở rộng dung lượng bộ lưu trữ của chúng ta

Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng, chỉ cần ngả lưng chút xíu là những kiến thức ta thâu nạp được trong ngày đã được củng cố kha khá. Một giấc ngủ dài 60 phút là đã đủ để những thông tin ta mới thu thập được đi vào bộ nhớ dài hạn. Một giấc ngủ đêm dài còn tuyệt vời hơn nữa cho việc lưu trữ kí ức và giữ cho đầu óc chúng ta tỉnh tảo

Trí óc được sử dụng càng nhiều, thì trực giác của chúng ta lại càng sắc bén. Học cách sử dụng bộ nhớ của mình một cách hiệu quả vừa giúp chúng ta chắt chiu từng mẩu nho nhỏ kiến thức mà ta thu thập được, lại là cách chúng ta không trôi nổi giữa đời này một cách lãng quên và vô vọng

 

Hãy bắt đầu sống LÍ TRÍ , CHĂM CHỈ và sử dụng bộ óc của mình một cách thông minh nhé!

Tham khảo sách BIẾT ĐÚNG BIẾT SAI THIÊN TÀI LOGIC của tác giả RYU VỘI VÃ

Cuốn sách này được trình bày dưới dạng những câu truyện xen kẽ các kỹ năng hữu ích cho việc trau dồi tư duy logic, sẽ giúp bạn không cảm thấy mỗi ngày trôi qua vô vị giữa cuộc đời nữa, mà sẽ khiến bạn trở thành một con người lí trí, thực dụng và trưởng thành

 – OOPSY – Cộng đồng dành cho những người đam mê tâm lí học và tâm lí trị liệu – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.