4 lời khuyên giúp cải thiện giao tiếp

Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta thường nghe thấy người khác cảm thán:

“Hình như tôi càng ngày càng không biết cách hòa hợp với người khác.”

Đúng vậy, bất kể ở giai đoạn nào của cuộc sống, có được thành tựu gì, chúng ta đều không tránh được việc phải giao tiếp với mọi người.

Một báo cáo nghiên cứu suốt 76 năm của đại học Harvard nói rằng:

Chất lượng của các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mỗi người.

Những mối quan hệ tốt sẽ khiến con người ta khỏe mạnh, hạnh phúc, thậm chí còn giúp trì hoãn quá trình lão hóa, ngược lại, những mối quan hệ độc hại có thể khiến chúng ta không vui vẻ, suốt ngày buồn bực.

Dưới đây là 4 bí quyết xã giao, hi vọng mọi người có thể áp dụng và có được cho mình những mối quan hệ tốt đẹp, tạo nên một cuộc sống hạnh phúc.

01. Khen ngợi, cội nguồn của mọi thiện cảm

Các nhà tâm lý học đều cho rằng:

“Con người ta ai cũng đều mong muốn được đánh giá cao, và cách tốt nhất để lay động lòng người là lời khen ngợi chân thành và sự tán thành tử tế, chứ không phải sự chỉ trích hay phê phán.”

Trên thế gian này, không ai là không thích được khen ngợi, chỉ khi bạn biết cách khen ngợi người khác, người khác mới hồi đáp lại bạn với một thái độ tích cực.

Có một câu chuyện về vị Tổng thống thứ 30 của Mỹ, John Calvin Coolidge mà tới nay vẫn được nhiều người tán thưởng.

Tổng thống Coolidge có một thư ký rất xinh đẹp, nhưng vấn đề là cô thư ký này lại khá bất cẩn, thường xuyên để xảy ra sai sót trong quá trình làm việc.

Có người phàn nàn với Tổng thống Coolidge, hi vọng ông có thể nghiêm khắc trừng phạt cô thư ký này.

Tổng thống Coolidge chỉ cười rồi nói sẽ có cách của riêng mình.

Một buổi sáng nọ, Tổng thống vừa gặp thư ký đã lập tức khen ngợi cô:

“Bộ đồ hôm nay cô mặc rất đẹp, rất hợp với một người năng động như cô.”

Thư ký được Tổng thống khen ngợi, vô cùng vui mừng.

Tổng thống lập tức nói tiếp: “Tôi tin là công việc của cô cũng sẽ xuất sắc như chính cô vậy, nhưng tuyệt đối đừng kiêu ngạo đó nhé!”

Kể từ sau đó, cô thư ký đã thay đổi, rất ít khi xảy ra sai sót khi làm việc.

Có câu nói rằng, một lời nói hay bằng ba xuân ấm, một câu nói xấu bằng sáu đông lạnh.

Một câu khen ngợi, nó giống như làn gió mùa xuân vậy, khiến con người ta cảm nhận được động lực, khích lệ; một câu nói trào phúng, phê bình sẽ khiến con người ta buồn bã, cảm thấy mình rất thất bại.

Học cách khen ngợi người khác đúng lúc, là sự tôn trọng, là sự khéo léo, cũng là một loại trí tuệ.

Người thực sự thông minh, trước nay đều là cao thủ biết cương biết nhu đúng lúc.

02. Trước khi nhờ người khác giúp đỡ, học cách đem lại lợi ích cho nhau

Tác giả của cuốn sách nước ngoài mang tên “Xem thời gian là bạn” có viết:

“Phần lớn mọi người không chịu thừa nhận, cái mà họ gọi là tình bạn thực ra là quan hệ trao đổi ở một ý nghĩa nào đó.”

Trần trụi, nhưng thực tế.

Quan hệ giữa người với người, rất nhiều khi đều là lấy cái mà tôi có, đổi lấy cái mà anh có.

Trong bộ phim truyền hình Nhật Bản có tên “Your home is my business”, nữ chính là nhân viên bán hàng của một công ty bất động sản, câu slogan của cô chính là “không có ngôi nhà nào mà tôi không bán được”.

Vì câu nói này, cô thường xuyên bị người ta chê cười.

Bởi lẽ trong lúc các đồng nghiệp khác giới thiệu nhà cho khách một cách đúng nghĩa, thì cô lại đang “làm ăn không đàng hoàng”.

Giúp khách hàng trông con, thay khách hàng bắt bồ nhí, xử lý mâu thuẫn trong gia đình khách hàng…

Các đồng nghiệp ai nấy cũng chê cười cô ngốc nghếch, cứ làm những việc không liên quan tới việc bán nhà.

Nhưng, sau cùng, cô đều đã bán được tất cả những ngôi nhà trước đó khó bán được đi.

Cô sở dĩ làm những việc người khác cho là “không liên quan tới việc bán nhà”, tất cả đều có nguyên nhân.

Thông qua quan sát nhu cầu của khách hàng, giúp đối phương giải bài toán khó, mối quan hệ tin tưởng từ đó được thiết lập, khách hàng vui vẻ mua nhà của cô cũng là điều bình thường.

Quan hệ giữa người với người, đôi khi giống như trò chơi bập bênh, khi người ta đang ở bên thấp, bạn đẩy người ta lên, có vậy thì người ta cũng mới sẵn sàng nâng bạn lên.

Người tử tế gặp người tử tế. Bạn muốn có được cái gì, trước tiên, phải biết cách bỏ ra.

03. Thừa nhận sự thiết xót của bản thân, khiêm tốn học hỏi

Franklin từng nói:

“Nếu bạn muốn kết bạn với ai, hãy nhờ anh ta giúp đỡ.”

Chủ nhân của một ứng dụng nước ngoài có tên “Igetget”, đồng thời cũng là một phóng viên chuyên nghiệp, Luo Zhenyu từng chia sẻ câu chuyện của mình và ba mình rằng, trước khi anh ấy lên đại học, ba có nói với anh ấy rằng: “Sau này ba mẹ không thể kịp thời giúp đỡ con được việc gì nữa, có bốn chữ ba muốn tặng con, đó chính là – khiêm tốn học hỏi.”

Chính bốn chữ ấy cũng đã trở thành chất kết dính trong các mối quan hệ xã giao của Luo Zhenyu sau này.

Nói chuyện với Liễu Chí Tuyền (người sáng lập hãng máy tính Lenovo), anh sẽ khiêm tốn thỉnh giáo đối phương cách khởi nghiệp.

Khi mới làm quen với công tố viên, anh ấy sẽ chủ động thừa nhận điểm mù kiến ​​thức của mình và thỉnh giáo đối phương về các vấn đề pháp lý.

Không thể phủ nhận, “khiêm tốn học hỏi” chính là một vũ khí sắc bén giúp làm dày các mối quan hệ xã giao của Luo Zhenyu.

Bản thân anh cũng từng chia sẻ rằng những năm nay, rất biết ơn câu nói mà ba dặn dò trước khi lên thành phố học đại học.

Người xưa có câu: “Lúa càng chính càng trĩu mình.”

Một người chính chắn luôn dũng cảm thừa nhận mặt thiếu sót của bản thân, họ không sợ để lộ ra cái “ngốc” của mình.

Biết mình thiếu sót, yếu ở mảng nào đồng thời khiêm tốn học hỏi, nhờ tới sự giúp đỡ của người khác, làm được như vậy, đường càng đi mới càng rộng.

04. Luôn để ý tới người khác

Howard Thurston được cả thế giới công nhận là ảo thuật gia trong giới ảo thuật gia, trong suốt 40 năm sự nghiệp của mình, có khoảng 60 triệu người từng xem ông biểu diễn.

Trong lần biểu diễn cuối cùng, có người tới phòng hóa trang thỉnh giáo bí quyết thành công của Howard.

Khi người đó đang định lấy nhật ký ra để ghi chép lại lời của Howard, ông lại chỉ nói một câu: “Chân thành để ý tới người khác.”

Có không ít những ảo thuật gia chỉ xem khán giả ngồi phía dưới là một đám người ngốc nghếch, mình cứ diễn thôi, không cần để ý tới khán giả, vì họ nhất định sẽ hứng thú với màn biểu diễn của mình.

Nhưng Howard lại không nghĩ như vậy, trước mỗi lần lên sân khấu, ông đều để ý tới khán giả của mình, để ý xem họ thích xem gì, và biểu diễn tiết mục mà họ hứng thú.

Cứ như vậy, ông trở thành một trong những ảo thuật gia được quần chúng yêu thích nhất.

Người với người, luôn là một mối quan hệ hai chiều.

Bạn có để ý, có quan tâm tới cảm nhận của người khác, bạn mới có lại được sự quan tâm và để ý của họ.

Giống như Horace từng nói:

“Chúng ta để ý tới người khác vào lúc mà họ để ý tới ta.”

Khởi nguồn của mọi niềm hạnh phúc thường bắt nguồn từ những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh.

Nếu bạn không biết cách giao tiếp với người khác, có lẽ những phiền não mà bạn phải đối diện sẽ nhiều hơn.

Đời người, không phải một cô đảo, chúng ta cần tìm ra cảm giác thành tựu giữa một tập thể, tìm ra được sự ăn ý giữa một nhóm.

Hi vọng 4 bí quyết trong xã giao này có thể giúp bạn khắc phục được chứng sợ giao tiếp xã hội, tìm thấy được sự thoải mái và vui vẻ trong cuộc sống.

Mong bạn luôn nhớ một điều rằng, lòng người không khó hiểu, con người thực ra cũng không có phức tạp như bạn nghĩ.

– Theo Alexx –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.