4 loại năng lực nên tích luỹ để thành công đến với bạn dễ dàng hơn

1. Những chuyện nhỏ nhặt không được bối rối

Trong cuộc sống luôn có những người bị vướng vào những rắc rối  nhỏ nhặt. Hôm nay mặc bộ váy màu gì, đi giày búp bê hay bata và cái đơn giản nhất là hôm nay ăn gì mà họ còn không thể quyết định được thì những chuyện lớn sẽ như thế nào?

Bạn thấy vấn đề này có rắc rối và bạn không thể nào giải quyết nhưng thực ra không phải sự việc đó quá rắc rối, mà là rắc rối có thể nằm ở chính bạn. 

Cuốn tiểu thuyết “Cái chết của một công chức nhỏ” của Chekhov kể một câu chuyện về những mớ rắc rối. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là một anh công chức đi xem kịch. Đột nhiên, anh lại hắt xì hơi và nghĩ sẽ làm phiền người khác nên anh cố nén. Nhưng cơn hắt xì hơi không cho anh làm điều đó. Anh hắt xì và vô tình làm lộ cái đầu hói của vị tướng. Trong lòng anh ta luôn sợ vị tướng trừng phạt mình nên anh luôn miệng xin lỗi vị tướng kia. Vị tướng đã nói không sao nhưng anh này cứ xin lỗi. Cuối cùng, vị tướng nổi giận vì bị anh làm phiền. Vậy vị tướng có thực sự muốn trừng phạt anh ta không?

Không, thực ra vị tướng không coi trọng vấn đề nhỏ này nhưng anh công chức thì không thể bỏ qua.

Bản chất trong mỗi rắc rối của một người là quá chú trọng vào hai chữ được- mất. Điều này thường được phản ánh trong việc buộc phải đưa ra lựa chọn hay ra quyết định. Bạn tưởng tượng quá mức, làm xáo trộn tâm trí, không thể cân nhắc chính xác những lợi thế và bất lợi và gây ra sự phiền phức cho người khác.

Nhiều người thường không dám đưa ra quyết định trong mọi việc. Nhưng khi họ nghe những ý kiến ​​khác nhau từ người khác, họ rất hoang mang và lo lắng. Nếu một người dành năng lượng của mình để lo lắng cho những điều nhỏ nhặt không có ích, họ sẽ không có thời gian để cải thiện bản thân, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội và đại sự khó thành.

2. Làm việc lớn đừng hồ đồ

Hãy nhớ rằng làm việc lớn thì không được khinh xuất hay nhầm lẫn. Bạn cần sự chín chắn để có thể nhận ra đúng, sai và điều đó không bao giờ dễ dàng. Mấy ai có thể nhìn vào đại cục và không bị cám dỗ bởi những lợi ích trước mắt?

Nếu có thể bao quát tình hình, không vì món lợi nhỏ mà làm hỏng việc lớn, có thể lúc đầu sẽ gặp không ít sóng gió và khó khăn nhưng cuối cùng sẽ nhận được những phúc khí và quả ngọt.

3. Chuyện không muốn làm, hãy từ chối

Nếu bạn không muốn mang tiếng là “hứa lèo” với người khác vì việc họ nhờ quá sức với bạn, hãy từ chối kiên quyết và thẳng thắn.

Nhà văn Lưu Đồng có một người bạn, anh ta đăng trong vòng tròn bạn bè một status như sau: “Tất cả chúng ta đều đã trưởng thành. Bạn không cần phải nói dối hay dỗ ngọt tôi. Tôi sẽ không tức giận khi bạn buông lời từ chối tôi. Tôi chỉ tức giận vì bạn đang lãng phí thời gian của tôi.

Trước đây khi gặp phải những điều mà bản thân không muốn làm hoặc không sẵn lòng giúp đỡ, tôi luôn lo lắng rằng nếu tôi từ chối dứt khoát sẽ khiến hai bên khó xử, bản thân tôi lại buồn bã và tôi vô tình làm tổn thương các mối quan hệ. Vì vậy, tôi miễn cưỡng giúp đỡ nhưng cái tôi nhận lại chưa hẳn là những lời hay ho, mà là thị phi.”

Sau khi thấy dòng trạnh thái này, nhà văn chợt nhận ra:

Nếu bạn không muốn mang tiếng là “hứa lèo” với người khác vì việc họ nhờ quá sức đối với bạn, hãy từ chối kiên quyết và thẳng thắn.

Đôi khi, từ chối người khác vì vượt quá khả năng của bản thân có thể giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và năng lượng. Nếu một số người muốn phá vỡ mối quan hệ của bạn với bạn, hãy để họ ra đi.

Người từ chối ở bên bạn vì bạn không giúp họ thì sớm muộn gì họ cũng có cớ để rời xa bạn. Hãy tôn trọng thời gian, năng lượng và cảm xúc của nhau và thực sự có trách nhiệm với nhau. 

4. Đừng để cảm xúc là kẻ thù của thành công

Đừng mang quá nhiều cảm xúc vào công việc. Giải quyết xung đột khi đối mặt với xung đột và giải quyết khó khăn khi đối mặt với khó khăn, tuyệt đối không nên để cảm xúc lấn át.

Tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy chưa hẳn là toàn bộ thế giới, mà được xây dựng lại thông qua nhận thức của bạn. Do đó, càng nhiều người có khả năng nhận thức thấp, cảm xúc càng dâng trào và họ giải quyết vấn đề bằng cảm tính.

Vài ngày trước tôi đã thấy một cuộc trò chuyện như vậy: Một sinh viên tại Đại học Lakeside, đã hỏi đối tác thường trực của Alibaba là ông Thái Súng Tín rằng: “Điều gì làm ông buồn nhất trong những năm qua?”. Câu trả lời của ông là: “Ý bạn muốn hỏi những điều buồn hay là khó đối phó? Tôi dường như không có gì buồn nhưng tôi đã trải qua một số điều khó khăn”.

Không có việc gì khiến bạn phải buồn, chỉ có việc khiến bạn khó giải quyết mà thôi. Công việc là công việc, không liên quan đến cảm xúc cá nhân.

Có câu nói: “Dù cho như thế nào đi nữa, đừng làm nô lệ cho cảm xúc của chính mình, đừng quyết định mọi chuyện dựa trên cảm xúc cá nhân mà thay vào đó nên kiểm soát cảm xúc của chính mình.”

Những người tích cực luôn tìm cách giải quyết và tiêu hóa cảm xúc tiêu cực của họ, còn những người tiêu cực, ngoại trừ phàn nàn ra thì dường như họ không bao giờ thoát ra được đống hỗn độn do xảm xúc tiêu cực gây ra.

Dù trong công việc hay cuộc sống, nếu trái tim bạn hỗn loạn và tiêu cực thì bạn sẽ thấy rằng trên thế giới này thật hỗn loạn. Cho nên, kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng, người khống chế được cảm xúc tiêu cực mới là người bản lĩnh. Hãy dành thời gian, tiền bạc của mình vào những việc có ích, có nghĩa và dành cảm xúc cho những người xứng đáng.

– Theo Tịnh Kỳ – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.