3 thói quen tích cực làm nên sự giàu có

 
Sống càng lâu, bạn càng nhận ra sự thật: Những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm sẽ quyết định chúng ta là người thế nào. Một người luôn nói sự thật sẽ được mọi người tin tưởng và đánh giá là người trung thực, một người nói dối luôn mồm thì để lại cho người ta cái nhìn dối trá. Nếu có thể nói tốt và làm tốt, đó sẽ là nhân tố thay đổi vận mệnh của bạn ngày một tốt hơn.
 
Nhìn vào thực tế cũng tương tự như vậy, không có ai vừa sinh ra đã thành công, cũng không có ai tự dưng thành công chỉ trong một đêm cả. Lý do để họ đạt được vị trí trên đỉnh của kim tự tháp là nhờ duy trì những thói quen tích cực trong suốt một thời gian dài, tạo cơ hội khai sáng tiềm năng và bộc lộ năng lực, chứng minh cho người khác thấy.
 
Thứ nhất, thói quen tôn trọng người khác
 
Nói về thể diện, tỉ phú của các tỉ phú ở Hong Kong – Lý Gia Thành đã có những quan điểm giàu tính triết lý như sau: “Khi bạn bỏ qua thể diện để kiếm tiền, điều đó cho thấy bạn đã hiểu biết. Khi bạn dùng tiền để lấy lại thể diện, điều đó cho thấy bạn đã thành công.” Khi tiếp khách, ông không ngồi trong phòng chờ mà đích thân đứng ở cửa để đợi được bắt tay và chào hỏi với từng người một cách niềm nở. Cho dù là doanh nhân thành công nhất nhì Hong Kong, ông cũng chưa bao giờ tỏ thái độ kệch cỡm trước người khác mà luôn khiêm tốn tự giới thiệu bản thân, trao đổi danh thiếp. Hành động rất đơn giản nhưng thể hiện sự tôn trọng đối phương đầy chân thành đã khiến Lý Gia Thành trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.
 
Người đặt lòng tôn trọng người khác, tự nhiên sẽ được người khác tôn trọng thật lòng. Đừng nâng bản thân quá cao, bạn mới nhìn thấy cơ hội mà người khác không thấy.
 
George Bernard Shaw, một nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh gốc Ireland, từng đạt giải Nobel Văn học năm 1925, đã kể rằng: Một ngày nọ trong khi nhàn rỗi không có việc gì để làm, George Bernard Shaw đã chơi đùa cùng một bé gái nhỏ tuổi, chưa có nhiều nhận thức. Lúc mặt trời đã lặn, George nói với bé gái: “Cháu hãy về nhà và nói với mẹ cháu rằng, ông George đã chơi cùng con cả buổi chiều!”
 
Không ngờ, bé gái lập tức cười tươi và đáp trả ngược lại George một câu: “Ông cũng về nhà và bảo với mẹ ông là Mary đã chơi cùng ông một buổi chiều nhé!”
 
Về sau này, nhà soạn kịch George Bernard Shaw thường nói với người khác rằng: “Đừng tự xem trọng mình quá, phải biết tôn trọng người khác mới được!”
 
Thứ hai, thói quen tự tin vào chính mình
 
Khi một người nói chuyện, những thói quen cả tốt và xấu của anh ta sẽ dần bộc lộ ra ngoài một cách vô tình hoặc cố ý. Nói càng nhiều thì điều đó lại thể hiện càng rõ. Với một người luôn tràn đầy sự tự tin, giọng điệu của anh ta cũng có sức mạnh giúp người khác dễ dàng tin tưởng và tạo dựng uy tín của mình hơn. Sự tự tin đó không đến từ mù quáng mà là sự khẳng định vào bản thân qua quá trình tích góp kinh nghiệm suốt thời gian dài trong công việc và cuộc sống.
 
Phàm là những người đã đạt tới thành công và giàu có thực sự, họ rất ít chú trọng đến hình thức lời nói bên ngoài mà chỉ thực sự quan tâm hành động và kết quả về sau. Sự tự tin của họ được thể hiện ngay trong khí thế và nguồn năng lực mà những người xung quanh cảm nhận được. Đó là vũ khí để chinh phục người khác một cách vô hình.
 
Thứ ba, thói quen khiêm tốn và lý trí
 
Benjamin Franklin được xưng là “cha đẻ của nước Mỹ” nhưng trong một lần đến thăm tiền bối “đức cao vọng trọng” thuở còn trẻ, ông có thói quen ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh. Không ngờ còn chưa vào nhà thì đầu ông bị đập mạnh vào khung cửa bên trên, đau điếng cả người.
 
Vị tiền bối ra đón Franklin chứng kiến cảnh này liền nói: “Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của cậu trong ngày hôm nay đấy! Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu.”
 
Một người có thể có tự tin, nhưng nhất định đừng tự cao, tự đại. Những người thành công trong cuộc sống có thể giàu có, nhưng họ không huênh hoang, có thể chẳng giàu có, nhưng họ cũng không ghen tị. Thực tế là họ chỉ tập trung vào mục tiêu của chính mình mà thôi. Thay vì lãng phí thời gian để ý thành quả của người khác, họ thích dồn hết tâm huyết để từng bước thực hiện lý tưởng đã đề ra cho bản thân.
 
– Theo Phương Thuý –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *