3 mô thức tư duy giúp bạn tiến bộ hơn mỗi ngày

Mỗi một người, đều dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm từng trải để cấu thành nên mô thức tư duy của mình, sau đó lại dùng mô thức tư duy này để đi hiểu thế giới.

Vì mô thức tư duy khác nhau, nên dù là cùng một việc, nhưng nếu không cùng một người làm, hiệu quả vẫn sẽ khác nhau.

Có người, tầng mô thức tư duy khá thấp, chỉ có thể bị những hiện tượng trước mắt che mờ mắt, không nhìn ra được thế giới thực tế bên ngoài; có người, tinh khôn hơn một chút, nhưng thứ họ nhìn thấy lại là sự lộn xộn của thế giới; chỉ có một số ít người có thể nhìn và cảm nhận được sự tươi đẹp và rộng lớn của thế giới.

Một nhà tâm lý học từng làm một trắc nghiệm như này.

Ông hỏi một người thành công: “Bí quyết thành công của bạn là gì?”

Người thành công nghĩ một lúc rồi nói: “Vì cha từ nhỏ đã không xem trọng tôi, nên tôi phải nỗ lực để chứng minh cho ông ấy biết tôi tài giỏi ra sao.”

Cùng một câu hỏi, nhà tâm lý đi hỏi người ăn mày, người ăn mày đáp: “Tôi từ nhỏ đã bị cha xem thường, nên trở nên tự ti, không dám làm gì, vì vậy mà đến giờ này vẫn không có gì trong tay.”

Cùng một câu hỏi, cùng một nguyên nhân, nhưng lại tạo ra hai cuộc đời khác nhau. Vấn đề nằm ở đâu?

Đối mặt với vấn đề, thậm chí là cùng một vấn đề, mô thức tư duy, suy nghĩ khác nhau sẽ tạo ra hai kết quả khác nhau.

Rất nhiều khi, sử dụng mô thức tư duy đúng đắn còn quan trọng hơn cả nỗ lực.

Không có một mô thức tư duy đúng đắng, có nhiều tri thức tích lũy tới đâu cũng chỉ là sự lặp lại của hiệu suất thấp.

01

Mô thức tư duy

Hộp công cụ giúp đưa ra quyết sách và suy nghĩ vấn đề

Vậy thì, thế nào là mô thức tư duy?

Charlie Munger nói: “Mô thức tư duy sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn hoặc một cái khung tư duy, điều này xác định quan điểm của bạn trong việc quan sát mọi thứ và nhìn nhận thế giới. Mô thức tư duy cấp cao nhất có thể tăng khả năng thành công và giúp bạn tránh thất bại.”

Nói một cách đơn giản thì mô thức tư duy chính là một hộp công cụ giúp bạn đưa ra quyết định và suy nghĩ vấn đề.

Về tầm quan trọng của mô thức tư duy, Charlie Munger từng nói một câu: “Muốn có được trí tuệ phổ quát? Sở hữu 80-90 mô thức tư duy quan trọng có thể giúp bạn hoàn thành 90% công việc.”

Vì vậy, muốn sử dụng mô thức tư duy, bước cơ bản đầu tiên đó là bạn phải xác định xem đâu là mô thức tư duy quan trọng rồi vận dụng nó đi hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề và dự đoán vấn đề.

Chẳng hạn: bạn phát hiện ra, có những người ăn uống hay mua sắm, họ không hề mềm tay, nhưng nếu bảo đầu tư đi học thêm một cái gì đó mới họ lại xót tiền.

Vì sao?

Giả sử bạn biết mô thức tư duy “tài khoản tâm lý”, ngay lập tức bạn sẽ hiểu ra rằng, chúng ta sẽ bỏ tiền vào các “tài khoản tâm lý” khác nhau. Bởi vì tiền, tiền trong tâm lý của chúng ta không hề được lưu trữ một cách thống nhất.

Chúng ta chia chúng ra làm nhiều tài khoản nhỏ như tài khoản cho chi tiêu bắt buộc trong cuộc sống; tài khoản mua quần áo giày dép; tài khoản cho giáo dục con cái; tài khoản cho ăn chơi giải trí…

Mặc dù những tài khoản này đều thuộc quản lý của tài khoản lớn của bạn, nhưng thực ra chúng tồn tại độc lập với nhau.

Vì vậy, có người sẽ dành phần lớn chi tiêu cho tài khoản “học tập và phát triển”; có người lại dành phần lớn chi tiêu cho tài khoản “mua đồ xa xỉ” …

Ví dụ khác:

Bạn phát hiện ra rằng, mặc dù có rất nhiều công ty muốn tạo ra một công cụ nhắn tin tức thời có thể vượt qua WeChat nhưng tới nay vẫn chưa ai có thể vượt qua ứng dụng này. Ngược lại, Wechat càng phát triển càng lớn mạnh, hiện tại người dùng hoạt động hàng tháng đã đạt tới con số 1 tỷ.

Vì sao?

Nguyên nhân tiềm tàng ở đây chính là mô thức tư duy “hiệu ứng mạng”.

Mô thức tư duy “hiệu ứng mạng” ở đây muốn nói: người dùng mạng không thể bỏ ứng dụng này bởi vì họ sẽ không thể làm được cái gì đó nếu không có ứng dụng này.

Chẳng hạn, Wechat càng phát triển càng thịnh hành như vậy là vì người nhà, đồng nghiệp hay bạn bè của bạn đều dùng chúng, vì vậy, chúng ta cũng phải dùng nó. Tương tự như Facebook vậy.

Việc nắm chắc những “mô thức tư duy” này, nó cũng giống như việc trong đầu bạn được cài đặt rất nhiều các APP hữu ích khác nhau, gặp chuyện cần thiết cứ lôi ra dùng, mà không phải tốn tâm tư suy nghĩ.

02

3 mô thức tư duy giúp bạn tiến bộ hơn mỗi ngày

Có một điều cần lưu ý đó là mô thức tư duy có rất nhiều, giống như Charlie Munger nói, bạn phải sở hữu tới 80-90 mô thức tư duy nếu muốn làm gì cũng thành công. Bài viết này không thể chia sẻ tất cả, và tôi cũng không mong các bạn nắm chắc được tất cả, ở đây tôi muốn giới thiệu cho các bạn 3 mô thức tư duy cơ bản khá quan trọng sau:

1. Mô thức tư duy vòng tròn hoàng kim

Quy tắc vòng tròn hoàng kim do chuyên gia marketing Simon Sneek đưa ra, cốt lõi của nó là khi đối mặt với bất cứ vấn đề gì, hãy đặt câu hỏi từ trong ra ngoài thay vì đi từ ngoài vào trong như bóc vỏ hành.

Thông qua câu hỏi “tại sao” để nắm rõ được bản chất và nguyên nhân của vấn đề; thông qua câu hỏi “làm thế nào” để cấu thành nên hệ thống logic giải quyết vấn đề, tìm ra kênh giải quyết thiết thực nhất; cuối cùng là câu hỏi “làm gì” để xây dựng hệ thống các bước giải quyết.

Bất kể là làm việc gì, trước tiên hãy bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của sự việc rồi sau đó hãy suy nghĩ về quá trình hành động và các bước làm cụ thể.

2. Bắt đầu bằng kết thúc

Stephen Covey trong cuốn “7 thói quen của người thành đạt” đã đưa ra nguyên tắc “bắt đầu bằng kết thúc”.

1. Lấy kết quả cuối cùng làm mục tiêu, trước khi hành động, hãy đặt ra những nội dung công việc cho mỗi bước đi đến kết quả.

2. Xem kết quả cuối cùng là tiêu chuẩn, trong khi hành động, kịp thời điều chỉnh phương pháp làm việc.

Ông cho rằng bất cứ sự việc nào cũng cần trải qua 2 lần sáng tạo, trước tiên là lần sáng tạo thông qua trí óc, tiếp theo là sáng tạo thông qua thực hiện hành động thực tế. Cũng chính là muốn nói, trong đầu phải có sẵn một cái “kết thúc”, thì mới biết nên làm sao để “bắt đầu”.

Chẳng hạn, khi xây dựng một tòa nhà, lần đầu tiên sáng tạo là thông qua đại não, đó là khi bạn lên ý tưởng bản vẽ, rồi sau đó trong quá trình xây dựng sẽ có những thay đổi kịp thời cho phù hợp hơn với tác động ngoại cảnh bên ngoài, đó chính là lần sáng tạo thứ hai. Lần đầu tiên sáng tạo là “kết thúc”, lần thứ hai sáng tạo là “bắt đầu”, đây chính là bắt đầu bằng kết thúc.

Đối với một cá nhân, “kết thúc” của một người chính là khi họ rời xa thế giới này, bạn hi vọng người khác nhìn nhận bạn ra sao, tức là những suy nghĩ về tầm nhìn, bản sắc và giá trị mà bạn để lại.

Đối với một tổ chức, thì đó là 3 câu hỏi kinh điển của Drucker: “Doang nghiệp của chúng ta là gì? Doanh nghiệp của chúng ta sẽ là gì? Doanh nghiệp của chúng ta nên là gì?”

3. Chiều xem xét thời gian

Xem xét thời gian nghĩa là nhìn nhận một quan điểm gì đó ở góc độ thời gian dài hạn hơn, và điều này có thể cho ra một quan điểm hoàn toàn mới.

Đơn giản mà nói thì việc mà bạn cho là quan trọng ở hiện tại, có lẽ nhiều năm sau, bạn sẽ cảm thấy thực ra nó cũng không còn quan trọng như vậy nữa, và bạn có có cho mình một nhận thức hoàn toàn mới.

Chẳng hạn như hiện tại, con người thường cho rằng tiền bạc và quyền lực là quan trọng nhất, nhưng tới khi gần đất xa trời rồi, sẽ chẳng còn ai cho rằng hai thứ đó là quan trọng nữa.

Việc nhìn nhận, xem xét vấn đề ở góc độ thời gian dài hơn có lợi cho việc nâng cao tầng tư duy của mỗi người.

Tự cổ chí kim, những kẻ thất bại hầu hết đều bị giới hạn trong suy nghĩ cứng nhắc và bảo thủ, còn những người thành công lại đều là những tinh hoa về mặt tư duy.

Trên con đường thành công, thứ bạn thiếu không phải là cơ hội hay vận may, cũng không phải mồ hôi nước mắt hay nỗ lực.

Thứ bạn thiếu, chính là mô thức tư duy đúng đắn.

Chỉ khi nắm chắc được những mô thức tư duy đúng đắn, chúng ta mới có thể nâng cao được nhận thức, mở rộng tầm nhìn, từ đó khám phá ra những mong muốn và động lực bên trong của bản thân, để rồi tạo ra các kế hoạch hành động tốt hơn.

Ba mô thức tư duy được đề cập trong bài chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều mô thức tư duy đỉnh cao, nhưng nếu được sử dụng rộng rãi trong công việc và cuộc sống hàng ngày thông qua việc luyện tập có chủ đích, chúng có thể giúp bạn đạt được sự tiến bộ vượt bậc.

Mục đích của việc học của người lớn không phải là để có thêm thật nhiều thật nhiều thông tin, mà là để học các mô thức tư duy có ích hơn. Mong những mô thức tư duy này có thể giúp bạn thắp sáng con đường đổi mới của chính mình!

– Theo Alexx – 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.