3 bước đơn giản giúp bạn làm chủ kĩ năng thấu cảm

Sự thấu cảm, hiểu một cách đơn giản, là thể hiện sự thấu hiểu của bạn về cảm giác của một người khác, làm họ cảm thấy được cảm thông và lắng nghe. Điều này sẽ dễ thực hiện khi bạn chia sẻ sự lo lắng hoặc quan tâm đến vấn đề của họ. 

Đã có ai đã từng nói với bạn về một vấn đề hoặc một lời phàn nàn có ý nghĩa quan trọng với họ nhưng lại không có ý nghĩa lắm với bạn?

Có lẽ bạn sẽ tự nghĩ “đây đâu phải là vấn đề thực sự” hoặc “mình không thể tin được họ lại đang lo lắng về một điều  như thế này”.

Có lẽ bạn sẽ không quan tâm đến ý kiến ​​của họ bởi vì mối lo lắng của họ trên thực tế là hoàn toàn vô căn cứ. Hãy thử xem qua một ví dụ này nhé.

Giả sử bạn và tôi cùng nhau làm việc nhưng bạn lại không thích làm việc với tôi. Sự mâu thuẫn này dần dần sẽ đạt đến một mức mà bạn sẽ nói cho tôi biết về nó. Bạn nói rằng “Này cậu, tôi không thích làm việc với cậu bởi vì mái tóc của cậu quá dài và tôi thấy cậu cứ hay vuốt tóc trong các buổi họp của chúng ta.”

tâm lý, oopsy

Những sự việc như thế này rõ ràng là không hợp lí và nếu tôi phải ra tòa để kiện bạn, sẽ không mất nhiều thời gian để thuyết phục với quan tòa và giành chiến thắng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với mối quan hệ của hai chúng ta khi tất cả những gì tôi có thể làm là chỉ nhăm nhăm tập trung vào vấn đề đấy? Nếu năng lượng tiêu cực trong bạn đang tràn ngập khi chúng ta bắt đầu tương tác, và những gì tôi làm lại là tranh cãi về mâu thuẫn, điều này sẽ lại làm trầm trọng hơn tình hình, khiến bạn thậm chí còn thất vọng suy sụp hơn nữa và sẽ làm tổn hại vĩnh viễn mối quan hệ của hai ta. Vậy, làm thế nào để khắc phục điều này?

Bước 1: Chú trọng vào cảm xúc hơn là bản chất vấn đề của họ dù có thể nghe rất lố bịch.

Hãy cố gắng nhớ lại khoảng thời gian khi bạn không muốn đồng sự với ai đó và nhớ xem cảm giác đó như thế nào. Bạn hãy thử ngay bây giờ nhé. Bạn hầu như chắc chắn gọi tên ra các cảm giác như “bực bội”, “không quan tâm” hoặc thậm chí “không có động lực”.

Nếu bạn có thể nhớ lại các cảm giác của mình, bạn đã đi được một nửa trong việc tạo ra một mối liên hệ có ý nghĩa với người này. Bây giờ tất cả những việc bạn phải làm là thể hiện sự thấu hiểu của mình bằng cách nói một vài điều gì đó như:

“Có vẻ như làm việc với tôi khiến bạn cảm thấy bực bội và bạn thực sự không muốn tiếp tục nữa. Tôi cũng cảm thấy tương tự như vậy về một đồng nghiệp, và tôi không muốn bạn trải qua chuyện như vậy. “

Bước 2: Hãy kiểm tra lại với người kia để xem liệu bạn đã thực sự hiểu đúng ý họ hay chưa.

Nếu họ gật đầu, hoặc nói “Đúng, đó là những gì tôi muốn nói”. Đấy là thời điểm đánh dấu từ chỗ cảm thấy không còn năng lượng, uể oải, họ sẽ trở nên khách quan và nhẹ nhõm hơn khi bạn hiểu họ. Và bây giờ cả hai đã sẵn sàng để thảo luận thật sự.

Bước 3: Khi tiếp cận bản chất vấn đề, chúng ta hãy sử dụng cách “sử dụng sự tò mò thay vì phán xét”.

Thay vì nói rằng “Bạn sai bởi vì bạn bị hói”, hãy nói rằng “Điều gì khiến bạn suy nghĩ như vậy? Tôi muốn nghe và hiểu thêm về quan điểm của bạn”. Nếu mối quan hệ của cả hai đủ tốt đẹp để có thể pha trò hài hước, bạn có thể hỏi “Thật à? Đố bạn biết, tóc của tôi hiện tại có màu gì? “.

Đối với các mối quan hệ thân thiết hơn, xử lí với cảm xúc trước bản chất sự việc sẽ giúp bạn có được một mối quan hệ sâu sắc, nhiều lợi ích và hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ thúc đẩy kết quả của một mục tiêu chung giữa hai người tốt hơn trước.

– Nguồn tham khảo: dynamicresults.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.